Trang chủ Lớp 9 SBT Ngữ Văn lớp 9 Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học...

Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học SBT Văn lớp 9 trang 41 -Thân phận người phụ nữ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 41 SBT Ngữ Văn 9 tập 2. Đề 1, trang 64, SGK: Thân phận người phụ nữ trong truyện Người con gái Nam Xương. Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học SBT Ngữ Văn 9 tập 2 – Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – Nghị luận văn học

Advertisements (Quảng cáo)

1. Đề 1, trang 69, SGK.

   Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

   Để làm được bài này, cần xem lại đoạn trích Trong lòng mẹ (Ngữ văn 8, tập một) và phần giới thiệu về gia đình bé Hồng. Bé Hồng sinh ra trong một gia đình như thế nào ? sắp đến ngày giỗ đầu cha, người cô đã nói xấu nhằm sỉ nhục mẹ Hồng như thế nào và bé Hồng đã phản ứng lại ra sao ? Điều đó nói lên tình yêu mẹ của bé Hồng sâu sắc và mạnh mẽ như thế nào ? Em thấy miệng lưỡi của bà cô độc ác và đê tiện, đáng ghét như thế nào ? Bé Hồng đã chiến thắng những lời xúc xiểm, li gián của bà cô ra sao ? Tình cảm sung sướng, hạnh phúc mãnh liệt của Hồng khi gặp lại mẹ được biểu hiện như thế nào ? Em suy nghĩ gì về khát vọng được sống với mẹ của trẻ em ?

   Xem lại phần Ghi nhớ của bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để viết các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài cho đúng yêu cầu.

2. Đề 2, trang 69, SGK.

   Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gid về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp ?

   Trọng tâm yêu cầu của đề là nêu những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp qua nhân vật ông Hai. Đối với yêu cầu đó, cần chú ý phân tích các biểu hiện để thấy rõ sự thay đổi trong thái độ, tâm trạng của nhân vật ông Hai khi tản cư nhớ nhà, tự hào về làng kháng chiến, nỗi bẽ bàng khi nghe tin làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây, khi bị dân địa phương ghẻ lạnh, cô lập, rồi niềm vui khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không theo Tây. Tình yêu làng quê gắn bó hài hoà với lòng yêu nước cùng tinh thần kháng chiến được biểu hiện thật hồn nhiên, thú vị mà sâu sắc.

3. Đề 1, trang 64, SGK.

   Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

   Thân phận người phụ nữ trong truyện Người con gái Nam Xương là một đề mở, không quy định cụ thể thao tác nghị luận. Tuy nhiên, muốn làm rõ thân phận người phụ nữ trong truyện thì phải dùng thao tác phân tích.

Advertisements (Quảng cáo)

   Dưới chế độ phong kiến chuyên chế, trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng. Những năm chiến tranh Vũ Nương đã hết lòng làm tròn trách nhiệm người vợ khi chồng đi lính : nuôi mẹ già và nuôi con nhỏ. Đến khi chồng về, vì một chuyện không đâu mà nàng bị nghi oan, thế là hạnh phúc tan vỡ, nàng phải quyên sinh. Người đương thời chỉ chê trách chàng Trương nông nổi, bạc tình, mà không thấy sự bất bình đẳng trong xã hội.

4. Đề 3, trang 65, SGK.

   Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

   Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều được thể hiện rõ trong đoạn trích. Kẻ bán người mua, Thuý Kiều bị xem như món hàng, rồi ngã giá. Trong khi đó, Kiều là một con người tự trọng, xiết bao đau đớn này cũng cần được phân tích qua các chi tiết cho thấy rõ thân phận tủi nhục của con người.

5. Đề 4, trang 65, SGK.

   Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

   Truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ca ngợi sự hi sinh của người cha và người con – cô Thu. Về phương diện tình cảm, nhìn ở một góc độ khác có thể thấy đời sống tình cảm bất thường của những người kháng chiến chống Mĩ. Em hãy dùng thao tác phân tích để thấy rõ những khổ đau, mất mát, hi sinh của cha con cô Thu khi Thu còn bé cũng như khi cô đã trưởng thành.