? mục I.1 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục I.1 trang 53,54 SGK Lịch sử 10
1. Điều kiện tự nhiên của vùng đất Hy Lạp và La Mã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền văn minh?
B1: Đọc mục I-1 trang 53 SGK.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Địa Trung Hải, giáp biển, nho, ô liu.
Điều kiện tự nhiên của vùng đất Hy Lạp và La Mã thuận lợi cho phát triển công thương nghiệp, điều này tác động rất lớn đến tiến trình văn minh Hy Lạp và La Mã ở giai đoạn sau.
Địa hình Hy Lạp cổ đại |
Địa hình La Mã cổ đại |
- Bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai canh tác ít và không màu mỡ. - Có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho xây dựng các hải cảng. |
- Nhiều đồng bằng rộng lớn, xung quanh được biển bao bọc, phía Nam có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè ra vào trú đậu. - Tài nguyên khoáng sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển. |
? mục I.1 Câu 2
2. Nêu đặc điểm dân cư của Hy Lạp và La Mã thời cổ đại
B1: Đọc mục I-1 trang 53 SGK.
B2: Các từ khóa: bốn tộc người chính, VIII – VII TCN, Hê-len, ngôn ngữ Hy Lạp cổ, người La-tinh.
Cư dân Hy Lạp |
Cư dân La Mã |
- Tộc người: Ê-ô-li-an, A-kê-an, I-ô-ni-an, Đô-ri-an - Có chung ngôn ngữ Hy Lạp cổ |
Người Li-gua, I-ta-li-ốt, La-tinh, Ê-tơ-ru-xcơ, Xen-tơ |
? mục I.2 Câu 1
Trả lời câu hỏi mục I.2 trang 54 SGK Lịch sử 10
1. Kinh tế Hy Lạp và La Mã thời kì cổ đại có những điểm gì nổi bật?
B1: Đọc mục I-2 trang 54 SGK.
B2: Các từ khóa: nghề đi biển, nghề thủ công, tiền tệ, giao thương, nô lệ.
Nền kinh tế Hy Lạp và La Mã thời kì cổ đại có đặc trưng nổi bật là nền kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ
- Tiếp giáp với biển, có nhiều vũng vịnh và cảng biển nên nghề đi biển, giao thương với bên ngoài rất phát triển.
- Tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản rất đa dạng thuận lợi cho phát triển các nghề thủ công.
- Nhờ giao thương buôn bán sớm phát triển nên tiền tệ cũng sớm được sử dụng để trao đổi hàng hóa trong khu vực và với các nước phương Đông.
- Các mặt hàng xuất khẩu gồm có rượu nho, dầu ô liu, gốm màu, thiếc,…các mặt hàng nhập khẩu gồm có lương thực, da súc vật, giấy, thủy tinh,…Trong đó nô lệ là hàng hóa đặc biệt.
? mục I.2 Câu 2
2. Theo em, sự phát triển kinh tế sẽ tạo ra những cơ sở gì để phát triển văn minh Hy Lạp – La Mã?
B1: Liên hệ với kiến thức đã học trong chương trình lịch sử lớp 6
B2: Triển khai ý theo gợi ý sau: nền kinh tế thương nghiệp phát triển => vai trò của các thành thị => sự ra đời của các nhà nước thành bang.
Sự phát triển kinh tế công thương nghiệp đặc biệt là thương nghiệp là cơ sở rất lớn đưa tới sự ra đời của các nhà nước thành bang và nền dân chủ cổ đại ở phương Tây.
- Do có nhiều cảng biển quan trong thuận lợi cho giao thương buôn bán với bên ngoài, đồng thời việc sử dụng tiền tệ từ rất sớm nên vai trò của các thương cảng ngày càng lớn.
- Dần dần các cảng thị trở thành nơi tập trung các cơ quan chính trị, hành chính, pháp luật của cư dân Hy Lạp – La Mã cổ đại. Do đó từ thế kỉ VIII – IV TCN ở đây hình thành hàng trăm nhà nước nỏ được gọi là thành bang (hay thị quốc).
- Bản chất của các thành bang (thị quốc) là được ra đời bắt nguồn từ các thành thị cổ đại, mỗi thành bang đều có phố xá, lâu đài, đền thờ,…và quan trọng nhất là bến cảng.
? mục I.3
Trả lời câu hỏi mục I.3 trang 55 SGK Lịch sử 10
Vì sao nói chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có tính chất điển hình trong lịch sử cổ đại?
B1: Đọc mục I-3 trang 54, 55 SGK.
B2: Triển khai theo gợi ý sau: Phân tích các tầng lớp chính trong xã hội phương Tây cổ đại, mâu thuẫn chủ đạo trong xã hội,…
- Chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây cổ đại không xuất phát từ đặc trưng kinh tế hàng hóa – tiền tệ phát triển mạnh.
- Nó được thể hiện trước tiên là số lượng đông đảo của nô lệ trong xã hội, ở phương Tây nô lệ được xem như là một trong những giai cấp chủ đạo trong xã hội.
- Nô lệ ở Hy Lạp – La Mã là lực lượng lao động sản xuất chính trong kinh tế nông nghiệp và hàng hải, quan hệ bóc lột chủ đạo là giữa chủ nô và nô lệ.
- Mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô ở phương Tây cổ đại là hết sức sâu sắc, nó quyết định mức độ và phạm vi của các cuộc đấu tranh của nô lệ.
? mục I.4
Trả lời câu hỏi mục I.4 trang 55 SGK Lịch sử 10
Văn minh Hy Lạp – La Mã đã tiếp thu những thành tựu gì từ văn minh phương Đông? Nêu ví dụ minh họa.
B1: Đọc mục I-4 trang 55 SGK.
B2: Các từ khóa: chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc,…
Những thành tựu văn minh phương Đông được truyền bá đến Hy Lạp – La Mã có thể kể đến như: chữ viết, văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, kỹ thuật chế tác, sản xuất thủ công nghiệp.
VD: kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in thay vì để in lá bùa, chú,...phục vụ cho cúng bái của người Trung Quốc đã được người phương Tây sử dụng để in tài liệu phổ biến khoa học và in sách giáo khoa phục vụ cho giáo dục nhà trường.
? mục II.1
Trả lời câu hỏi mục II.1 trang 56 SGK Lịch sử 10
Thành tựu về chữ viết của nền văn minh Hy Lạp – La Mã là gì?
B1: Đọc mục II-1 trang 55 SGK.
B2: Các từ khóa: hệ thống 24 chữ cái, chữ La-tinh.
- Dựa vào chữ cái của người Phê-ni-xi, người Hy Lạp đã sáng tạo hệ thống 24 chữ cái vào cuối thế kỉ IV TCN.
- Người La Mã đã tiếp thu chữ cái của người Hy Lạp để tạo thành bảng chữ cái La-tinh. Ngoài ra họ còn tạo ra chữ số La Mã còn được sử dụng đến ngày nay.
? mục II.2
Trả lời câu hỏi mục II.2 trang 56 SGK Lịch sử 10
Theo em, các tác phẩm văn học của thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại phản ánh điều gì của đời sống xã hội?
B1: Đọc mục II-2 trang 56 SGK.
B2: Các từ khóa: Thần thoại, giải thích, thơ ca và văn xuôi, truyện ngụ ngôn, kịch, triết lí.
- Các tác phẩm văn học phản ánh chân thực đời sống xã hội con người:
+ Thần thoại chủ yếu giải thích sự hình thành của vũ trụ, các cuộc đấu tranh trong thế giới muôn loài.
+ Thơ ca và văn xuôi lấy kho tàng thần thoại làm chất liệu.
+ Kịch tập trung khai thác triết lí về số phận con người.
- Văn học Hy Lạp Cổ đại lấy đối tượng chủ yếu là con người, là sự thể hiện con người với tất cả thói xấu cũng như sự tốt của nó, con người đầy đủ với những ham muốn ước mơ chứ không phải con người một chiều, chung chung.
- Văn học Hy Lạp Cổ đại còn đề cập đến những vấn đề có tính chất xã hội như vấn đề tự do công lý, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh hùng.
? mục II.3
Trả lời câu hỏi mục II.3 trang 57 SGK Lịch sử 10
Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp – La Mã có những tác phẩm tiêu biểu nào? Theo em, những tác phẩm này thể hiện điều gì trong đó?
B1: Đọc mục II-3 trang 56, 57 SGK.
B2: Các từ khóa: đền Pác-tê-nông, lăng mộ vua Mô-sô-lớt, Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa,…
- Các tác phẩm kiến trúc và điêu khắc của nền văn minh Hy Lạp – La Mã có những tác phẩm tiêu biểu sau: đền Pác-tê-nông, lăng mộ vua Mô-sô-lớt, Vệ nữ thành Mi-lô, tượng Lực sĩ ném đĩa,…
- Nó thể hiện trình độ, tay nghề thẩm mĩ của cư dân Hy Lạp – La Mã cổ đại, đồng thời thể hiện khát vọng vươn tới sự hoàn hảo trong vẻ đẹp hình thể của con người, đạt được tính chuẩn xác trong tạo hình.
? mục II.4
Trả lời câu hỏi mục II.4 trang 58 SGK Lịch sử 10
Advertisements (Quảng cáo)
Những thành tựu về khoa học, kỹ thuật của người Hy Lạp và La Mã đã giải quyết những vấn đề cơ bản nào trong đời sống cư dân cổ đại? Cho ví dụ minh họa.
B1: Đọc mục II-4 trang 58 SGK.
B2: Triển khai theo gợi ý sau: đến thời kì Hy Lạp – La Mã cổ đại thì những hiểu biết nhận thức của con người mới trở thành những tri thức khoa học, đáp ứng nhu cầu khám phá nghiên cứu tìm tòi của con người,…
- Hiểu biết khoa học đến Hy Lạp và La Mã cổ đại mới thực sự thành khoa học:
+ Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lý, tiên đề, lý thuyết.
+ Thiên văn học, vật lý, hóa học, toán học,…được cư dân ở đây nghiên cứu, phát triển để đáp ứng những nhu cầu của nghề đi biển, thủ công nghiệp.
- Bên cạnh đó việc xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ cũng là một trong những nguyên nhân mà các ngành khoa học tự nhiên ở phương Tây cổ đại phát triển mạnh mẽ.
VD: Nhà toán học, vật lý học Ác-si-mét đã tìm ra định luật về lực đẩy của nước – định luật Ác-si-mét, lực đẩy acsimet được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống: Họ sẽ tạo ra các khoảng trống lớn để giúp tăng thể tích cho tàu, qua đó sẽ khiến tàu thuyền di chuyển dễ dàng trên bề mặt nước.
? mục II.5
Trả lời câu hỏi mục II.5 trang 59 SGK Lịch sử 10
Em hiểu như thế nào về triết học duy vật và triết học duy tâm?
Tham khảo sách báo, internet về khái niệm duy tâm và duy vật.
- Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu như: Talet, Heraclite, Anaximandre,…cho rằng nguồn gốc của vũ trụ và sinh mệnh của con người bắt nguồn từ những nguyên tố tự nhiên như nước, lửa,…
+ Họ phản đối các học thuyết cho rằng vũ trụ do các thế lực siêu nhiên sáng tạo ra.
+ Đưa ra tính quy luật của các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội. Đề ra các mặt đối lập của các sự vật, sự việc, hiện tượng như nóng và lạnh, khô và ướt, sáng và tối,…
+ Họ cho rằng vũ trụ luôn phát triển không ngừng, liên tục hình thành và sản sinh ra những vật mới.
- Triết học duy tâm với những tên tuổi như Aristotele, Socrates, Platon… Tư tưởng triết học của Platon có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm ở phương Tây.
+ Hạt nhân của quan điểm triết học Platon là ý niệm và linh hồn bất diệt. Hóa công dùng ý niệm để sắp xếp lại mọi sự vật làm cho vũ trụ trở thành có trật tự.
+ Đồng thời, ông đã nhận thức được quả đất hình cầu và chuyển động theo quỹ đạo nhất định.
? mục II.6
Trả lời câu hỏi mục II.6 trang 59 SGK Lịch sử 10
Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những ảnh hưởng gì tới đời sống xã hội của phương Tây sau này?
Đọc mục II-6 trang 59 SGK.
- Người Hy Lạp và La Mã đều theo tín ngưỡng đa thần.
- Tuy nhiên các vị thần trong tín ngưỡng của họ đều mang hình người đầy đủ với những đức tính tốt xấu của con người, gần gũi với con người.
- Kitô giáo ra đời tại La Mã vào cuối thế kỉ thứ II - đầu thế kỉ thứ I TCN, ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội và vượt ra khỏi phạm vi La Mã.
- Đến nay, đạo Kitô là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, tầm ảnh hưởng lan rộng hầu khắp các quốc gia.
? mục II.7
Trả lời câu hỏi mục II.7 trang 59 SGK Lịch sử 10
Thế vận hội của người Hy Lạp cổ được tổ chức như thế nào?
B1: Đọc mục II-7 trang 59 SGK.
B2: Tham khảo sách báo, internet về lịch sử thế vận hội Olympia:
- Địa điểm, lịch sử
- Quy định
- Các môn thể thao tham gia…
- Thế vận hội được tổ chức bốn năm một lần tại thị trấn Olympia, phía tây bắc của Peloponnese. Họ được dành riêng cho vị thần tối cao Zeus.
- Chiến thắng trong các trò chơi này được coi là vinh dự nhất. Người chiến thắng được vinh danh như một anh hùng tôn vinh quê hương.
- Bắt đầu trò chơi là lễ thắp sáng trong đền thờ Olympian Zeus. Do đó, người Hy Lạp đã tôn vinh ký ức về titan Prometheus.
- Các môn thi đấu gồm có đấu vật, thi chạy, đua ngựa và đua xe ngựa,…người chiến thắng được vinh danh và nhận vòng nguyệt quế.
Luyện tập Câu 1
Trả lời câu hỏi phần Luyện tập trang 60 SGK Lịch sử 10
1. Em hãy phân tích những cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã thời cổ đại
B1: Xem lại mục I trang 53, 54, 55 SGK
B2: Xác định cơ sở hình thành gồm: điều kiện tự nhiên, dân cư, sự ảnh hưởng của văn minh phương Đông.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nền văn minh.
+ Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực, nông nghiệp kém phát triển. Chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì ở đây mới xuất hiện nhà nước.
+ Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời.
+ Có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển,…thuận lợi cho phát triển thương nghiệp => Cơ sở để xuất hiện các nhà nước thành bang.
- Dân cư:
+ Mặc dù xuất hiện nhiều tộc người tuy nhiên đại bộ phận cư dân ở đây đều là người Hê-len (Hy Lạp) và người La-tinh (La Mã).
+ Họ sử dụng chung ngữ hệ, ngôn ngữ và tình trạng xung đột giữa các tộc người rất ít khi xảy ra.
- Văn minh Hy Lạp – La Mã đã tiếp thu nhiều thành tựu từ văn minh phương Đông.
Luyện tập Câu 2
2. Những thành tựu tiêu biểu về chữ viết, văn học, nghệ thuật của người Hy Lạp và La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
Đọc lại mục II-1,2,3 trang 55, 56, 57 SGK.
Lời giải chi tiết:
- Nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại được tạo dựng từ sức sáng tạo phi thường của cư dân Địa Trung Hải trên cơ sở tiếp biến những giá trị tiêu biểu của văn minh phương Đông.
- Những thành tựu văn minh Hy Lạp – La Mã có tính hiện thực cao, mang tính nhân bản, là cơ sở của nền văn hóa châu Âu về sau.
- Nhiều di sản vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay
Vận dụng Câu 1
Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 60 SGK Lịch sử 10
1. Tại sao nói, văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại?
B1: Liên hệ với kiến thức đã học trong bài “Phong trào văn hóa Phục hưng”
B2: Tham khảo sách báo, internet:
- Ảnh hưởng của Văn hóa Phục hưng trên các lĩnh vực.
- Đóng góp của văn hóa phục hưng cho nhân loại.
- Văn minh Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật và kiến trúc của thế giới cận đại.
- Nền văn minh Hy Lạp – La Mã được kiến tạo từ hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ cùng chiến lược đúng đắn - tinh thần đoàn kết và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
- Những đóng góp của văn minh Hy Lạp – La Mã đặc biệt trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, triết học cùng với nhiều lĩnh vực khác đã trở thành nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.
Vận dụng Câu 2
2. Đỉnh Ô-lim-phớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng cho điều gì? Tại sao các kì Thế vận hội Ô-lim-pic lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt?
Tham khảo sách báo và internet:
- Núi Ô-lim-pớt gắn liền với các vị thần trong thần thoại Hy Lạp.
- Cây Nguyệt quế là biểu trưng của đất nước Hy Lạp.
Lời giải chi tiết:
- Ý nghĩa của Vòng Nguyệt quế:
+ Từ thời xa xưa, cây Nguyệt quế còn được dùng làm vòng nguyệt quế để làm phần thưởng dành cho những nhà vô địch thể thao, thi thơ.
+ Trong thần thoại Hy Lạp, thần Mặt trời Apollo là vị thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật đã đội vòng nguyệt quế trên đầu.
+ Thời Hy Lạp cổ đại, vòng nguyệt quế cũng được dùng để làm giải thưởng cho người chiến thắng trong các cuộc thi Pythia và Olympic dưới sự bảo trợ của vị thần Apollo.
- Tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt:
+ Người Hy Lạp đã tôn vinh ký ức về titan Prometheus, theo truyền thuyết, đã đánh cắp lửa từ các vị thần và đưa nó cho mọi người. Ngọn đuốc được thắp sáng đến nơi thi đấu, nơi được cho là để thánh hóa các trò chơi sắp tới.
- Ý nghĩa đỉnh Ô-lim-pớt:
+ Đỉnh Ô-lim-pớt là nơi ngự trị của 12 vị thần trong thần thoại Hy Lạp, biểu tượng cho sức mạnh và lòng tin tưởng vào thần linh của người dân Hy Lạp.
+ Đến được đỉnh O-lim-pớt cũng đồng nghĩa với việc đặt chân đến ngưỡng cửa của thần thánh, đạt được vinh quang.