Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại cáo, phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu văn biền ngẫu đã tạo nên âm hưởng của Bình Ngô đại cáo.
Đại cáo bình Ngô được coi là áng “thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Advertisements (Quảng cáo)
Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước
...
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Xuyên suốt đoạn thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều từ ngữ chỉ tính chất hiển nhiên vốn có khi nêu rõ sự tồn tại của Đại Việt: “từ trước”, “đã lâu”,“đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng sức thuyết phục lên gấp bội. Nghệ thuật thành công nhất của đoạn một – cũng như là bài cáo – chính là thể văn biền ngẫu được nhà thơ khai thác triệt để. Phần còn lại của đoạn đầu là chứng cớ để khẳng định nền độc lập, về các cuộc chiến trước đây với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại là chứng cớ khẳng định rõ nhất.