Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ...

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43)....

Soạn bài Gương báu khuyên răn (bài 43) – Ngữ Văn 10 Cánh diều. Trả lời câu 3 trang 20 SGK Văn lớp 10 tập 2 sách Cánh diều

Advertisements (Quảng cáo)

Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43).

* Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43).

– Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người

+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá

+ Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương

+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.

– Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:

+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.

+ Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.

⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài.