Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng trang 13 Ngữ Văn lớp...

Soạn bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng trang 13 Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều...

Trả lời câu hỏi đọc hiểu bài Hê-ra-clét đi tìm táo vàng trang 15, 16, 17, 18 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều – Bài 1 Thần thoại và sử thi.

Advertisements (Quảng cáo)

1. Chú ý điểm đặc biệt của khu vườn có cây táo vàng. 

– Cây táo vàng được trồng trong khu vườn của thần Hê-ra, một khu vườn rất thâm nghiêm cách không xa nơi thần Át-lát giơ vai chống đội bầu trời. Khu vườn được canh giữ bởi rồng La-đông có tới một trăm cái đầu không lúc nào ngủ. Cẩn thận hơn, Hê-ra còn giao cho ba chị em tiên nữ Chiều Hôm trông coi.

2. Cuộc giao đấu giữa Hê-ra- clét với Ăng-tê được miêu tả như thế nào? 

– Cuộc giao đấu giữa Hê-ra-clet và Ăng-tê diễn ra vô cùng quyết liệt. Ba lần Hê-ra-clet quật Ăng-tê ngã xuống đất, tưởng Ăng-tê chết hẳn thế mà chỉ thoáng một cái, Ăng-tê lại bật dậy, tiếp tục giao đấu với Hê-ra-clet. Thì ra Đất Mẹ Gai-a luôn luôn tiếp sức cho đứa con Ăng-tê của mình. Nắm được điểm mạnh này, Hê-ra-clet quyết định loại trừ nó bằng cách nhắm vào sơ hở của Ăng-tê: nhấc bổng Ăng-tê lên cho chân lìa khỏi mặt đất rồi chàng xoay ngược đầu Ăng-tê xuống.

3. Ý nghĩa của hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng là gì? 

– Hình ảnh mang tính biểu tượng: Prô-mê-tê bị xiềng mang ý nghĩa rằng vị thần ân nhân của loài người không chịu khuất phục trước cường quyền, bạo lực, đã chịu đựng mọi cực hình tàn khốc mà thần Dớt trừng phạt. Hình tượng Prô-mê-tê là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng thời đại, thời đại của những chiến sĩ Marathon lừng lẫy không biết cúi đầu trước bất kỳ một sức mạnh thù địch nào. Đây là hình tượng mang tính thẩm mỹ cao, kết hợp hài hòa giữa cái hùng, cái cao thượng và cái bi kịch.

4. Chú ý chi tiết Hê-ra-clét giơ lưng chống đỡ bầu trời thay cho thần Át-lát. 

Advertisements (Quảng cáo)

– Hê-ra-clet ghé vai vào giơ lưng ra chống đỡ bầu trời. Một sưc nặng ghê gớm, chưa từng thấy, đè lên vai và lưng người con trai của thần Dớt vĩ đại. Gân cốt trong người chàng như căng ra. Khỏe mạnh như chàng mà còn loạng choạng, mồ hôi đổ ra như tắm. Nhờ có nữ thần A-tê-na luôn ở cạnh để truyền thêm sức lực cho chàng mà Hê-ra-clet đứng vững cho đến khi Át-lát trở về.

5. Cuộc đấu trí giữa Hê-ra- clét và thần Át-lát có ý nghĩa gì? 

– Sau nhiều thử thách buộc Hê-ra-clét phải bộc lộ sức khỏe, năng lực và phẩm chất ý chí phi thường, thì thử thách cuối cùng, tuy không đến từ những đối thủ luôn muốn tiêu diệt chàng, nhưng nếu Hê-ra-clét không nhanh trí vượt qua thì suốt đời chàng phải gánh bầu trời cho thần Át-lát. Hê-ra-clét không những nhận ra ý đồ của thần, mà còn nhanh trí tương kế tựu kế “lừa” ngược lại để thần phải chịu thua.

6. Từ hình ảnh nào trong đoạn trích mà ở môn Địa lí, các tập bản đồ được gọi là át-lát? 

– Atlax bị thần Dớt bắt phải giơ vai ra, gánh đội, chống đỡ cả bầu trời suốt quanh năm. Thời cổ đại người ta tạc tượng vị thần này là một con người to khỏe, lực lưỡng đang cúi khom lưng giơ vai ra chống đỡ cả một quả cầu đè nặng trên vai. Vì lẽ đó cho nên sau này nhiều nước trên thế giới đã đặt tên cho những cuốn sách in sách bản đồ, địa lý nước này nước khác, từ đó mở rộng ra cả những cuốn sách khoa học địa lý.