Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều Soạn bài Hồi trống cổ thành trang 50 Ngữ Văn 10 tập...

Soạn bài Hồi trống cổ thành trang 50 Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh diều...

Soạn bài Hồi trống cổ thành – Ngữ Văn 10 Cánh diều. Trả lời câu hỏi đọc hiểu trang 51, 52, 53 SGK Văn lớp 10 tập 2 sách Cánh diều

* Nội dung chính: 

Advertisements (Quảng cáo)

Đoạn trích Hồi trống Cổ Thành thuộc hồi 28. Quan Công đưa hai chị dâu sang Nhữ Nam, kéo quân đến Cổ Thành gặp được Trương Phi. Nào ngờ, việc Quan Công hàng Tào Tháo bị Trương Phi hiểu lầm là bội nghĩa, đòi giết Quan Công. Để xua tan mối nghi ngờ, Quan Công đã nhận ngay điều kiện Trương Phi đưa ra : Phải lấy đầu Sái Dương (viên tướng của Tào Tháo) trong ba hồi trống. Chưa đứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn dưới đất. Bấy giờ, Phi mới hiểu được lòng dạ trung thực

Câu 1: Thái độ của Trương Phi và Quan Công như thế nào?

Trả lời:

– Thái độ của Trương Phi khi nghe tin Quan Công đến:

+ Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.

→ Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt

+ Khi giáp mặt Quan Công: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.

→ Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.

– Thái độ của Quan Công đối với Trương Phi:

+ Qua cách chọn lựa của Quan Công cho ta thấy:

Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo.

Thể hiện được lòng trung: bảo vệ được mình và 2 chị dâu.

Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.

+ Khi bị Trương Phi hiểu lầm: Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.

Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.

Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.

Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để chứng tỏ lòng trung.

→ Quan Công là một dũng tướng, trung tín, khéo léo, hiểu thời thế, ông còn là một người độ lượng, tuyệt nghĩa, một người có bản lĩnh, thể hiện việc chưa dứt 1 hồi trống đã lấy đầu Sái Dương, người bản lĩnh, dũng cảm, khí phách oai phong.

Câu 2: Vì sao Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào”

Trả lời:

Quan Công nhắc đến “nghĩa vườn đào” vì muốn gợi cho Trương Phi nhớ về lời thề kết nghĩa anh em giữa ba người Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi: “Tuy không sinh cùng ngày cùng tháng nhưng nguyện chết cùng tháng cùng ngày” – cả ba người cùng đồng tâm hiệp lực tạo nên Thục Quốc hùng mạnh. Quan Công nhắc lại lời thề đó cũng nhằm mong muốn Trương Phi bớt nóng giận.

Câu 3: Vì sao cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau?

Trả lời:

Cách xưng hô giữa Trương Phi và Quan Công đối lập nhau là vì:

– Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.

– Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Công theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng

→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo

– Trong khi đó, Quan Công là người hiểu thời thế, tinh tế và khéo léo, điển hình cho người trượng phu trung nghĩa.

Câu 4: Em có bất ngờ với tình huống này không? Vì sao?

Trả lời:

(Học sinh tự trả lời) Tình huống này khá bất ngờ vì nó đối lập với cách Quan Công thanh minh với Trương Phi, nhưng cũng nhờ có nó mà Quan Công bày tỏ được lòng trung thành không phản bội anh em của mình.

Câu 5: Khí phách và tài nghệ của Quan Công được thể hiện ra sao?

Trả lời:

– Quan Công không hề nao núng nhận lời Trương Phi chém đầu Sái Dương trong ba hồi trống

– “Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại…chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.”

– Quan Công bắt một tên lính cầm cờ hiệu, hỏi chuyện đầu đuôi và sai tên lính ấy kể lại cho Trương Phi nghe

→ Tài nghệ, khí phách hơn người.