Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều Soạn bài Kiêu binh nổi loạn trang 35 Ngữ Văn 10 tập...

Soạn bài Kiêu binh nổi loạn trang 35 Ngữ Văn 10 tập 2 Cánh diều: Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông?...

Soạn bài Kiêu binh nổi loạn – Ngữ Văn 10 Cánh diều. Trả lời câu hỏi trong bài trang 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41 SGK Văn lớp 10 tập 2 sách Cánh diều

* Nội dung chính: 

Advertisements (Quảng cáo)

Đoạn trích “Kiêu binh nổi loạn” trong Hoàng Lê nhất thống chí đã cho thấy sự thối nát của phủ chúa Trịnh: cha, con, anh, em tranh giành quyền lực, việc phế con trưởng lập con thứ hoàn toàn do quyền lợi ích kỉ của phe đảng, không vì quyền lợi của đất nước, của nhân dân. Tất cả sự nổi loạn, tàn bạo của đám kiêu binh “căm ghét”, “hậm hực” khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận đã thể hiện cụ thể, sống động. Điều nó cho thấy sức mạnh của đám đông có thể làm nổi thuyền, có thể làm lật thuyền.

* Trả lời câu hỏi giữa bài: 

Câu 1: Người kể chuyện là ai?

Câu chuyện được kể ở góc nhìn thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái

Câu 2: Người kể chuyện nhận xét gì về đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông?

Đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông được nhận xét là “người cơ tri”, “kẻ tinh khôn”, có nhiều mưu trí, ứng phó linh hoạt

Câu 3: Chú ý động cơ và thái độ của đầu bếp, thân quân

Động cơ và thái độ đầu bếp Dự Vũ và gia thần Gia Thọ đều căm ghét quận Huy và phe phái như kẻ thù của chúng. Chính vì vậy trong của lời nói của Dự Vũ, Gia Thọ đều có tính chất xúi giục, hậu thuẫn cho Tông làm phản. Tông mời cơm ngỏ ý chỉ là một biểu hiện phó thác chính thức, lái mũi nhọn chĩa vào quận Huy..

Câu 4: Ai là người kể chuyện về nhân vật Bằng Vũ

Nhân vật Bằng Vũ xuất hiện qua ngày hội họp quân lính ở chùa Khán Sơn, với ngôi kể chuyện ở ngôi thứ ba, có thể cho rằng người kể chuyện là nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái.

Câu 5: Chú ý lời nói, thái độ và hành động của quận Huy.

“…Quân Huy cũng biết tai họa sắp xảy ra, liền nói toạc ra ở trong triều…”

“Gặp lúc trời sắp tối, người nhà Quận Huy có kẻ khuyên hắn nên bế tân chúa đi trốn,… Nhưng Quận Huy đều gạt đi”

“Nếu việc gấp quá không thể trị nổi bọn chúng, thì ta đây vâng mệnh của đấng tiên vương, sống thác cũng cam, cần gì mà phải hốt hoảng!”

“Đêm ấy, Quận Huy ngủ ở trong phủ, cũng chỉ đem theo vài người hầu như mọi ngày, không hề phòng bị gì hết.”

→ Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, chủ quan khinh địch, cho rằng “thói đời hay phao nhảm”, chính điều đó đã mang tới cái kết bi kịch

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 6: Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?

“Bằng Vũ vào trong phủ, đánh luôn ba hồi, chín tiếng trống.”

“Lại nói, quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ”

“…quân lính ở bên ngoài không vào được, họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.”

Câu 7: Chú ý hành động và thái độ của Quận Châu trước đám kiêu binh.

– Lúc đầu, Quận Châu đứng ở phía trái trong cửa các, lên tiếng “dụ” binh lính, nhắc nhở binh linh phải lễ phép vì có quan tài của Trịnh Sâm chưa được an tang ở đây

– Lúc sau vì quá run sợ trước khí thế của binh lính, Quận Châu phải mở cửa cho binh lính xông vào.

Câu 8: Tình thế bất lực, thảm hại và bi đát của quận Huy được miêu tả qua những chi tiết nào?

Sự bất lực thảm hại của phe quận Huy đã quá rõ. Không đề phòng, thiếu mưu lược, sờ đến cung thì cung đứt dây, sờ đến súng thì súng không nổ! Quận Huy bị quân lính dung câu liêm móc cổ kéo từ voi ngã xuống, bị đánh đấm túi bụi và giết chết ngay tại chỗ.

Câu 9: Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng gì?

Những hình ảnh so sánh trong lời kể có tác dụng như những tư liệu đủ để dựng lại bộ mặt, không khí của lịch sử một cách cụ thể, sinh động.

Câu 10: Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần như thế nào?

Dù đã giết chết anh em Quận Huy nhưng cơn giận của binh lính vẫn chưa hả. Kiêu binh lộng hành bức ép chúa cũ, trả thù các đại thần rất dã man. Phò lập thế tử Tông lên ngôi chúa xong xuôi, họ lại kéo đến quỳ ở trước mặt chúa xin phá tan nát tất cả dinh cơ của Quận Huy, một mảnh ngói cũng không còn. Phàm các quan văn võ hễ ai thuộc bè đảng của Thị Huệ và Quận Huy, cùng những người dự vào việc tố giác vụ án năm Canh Tí, những viên quan hầu mọi ngày có tính nghiệt ngã mà quân lính vẫn ghét, lúc ấy cũng đều bị phá nhà hàng loạt và bị lùng bắt đem giết chết.

Câu 11: Chi tiết nào cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh?

Chi tiết cuối bài cho thấy Trịnh Tông bất lực, không kiểm soát được kiêu binh: “Chúa phải sai người dò xét trong kinh kì, lén đến chỗ họ tụ họp, rồi bắt phứa một người thường dân ở gần đó đem chém để ra oai” Cho thấy rằng Trịnh Tông chỉ là con rối trong tay kiêu binh, không dám động vào quân linh để thị uy.