Trả lời câu hỏi đọc hiểu trong bài Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận trang 100, 101, 102, 103 SGK Ngữ Văn lớp 10 Cánh diều tập 1
Nội dung chính:
- Văn bản “Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận” nói về truyền thống tổ chức lễ hội Ka-tê của người Chăm. Đây là một nét văn hóa dân gian đặc sắc, niềm tự hào của người dân tộc Chăm.
1: Phần in đậm này có tác dụng gì?
- Phần in đậm này có tác dụng khái quát chung về lễ hội Ka-tê của người dân tộc Chăm.
2: Phần 1 cung cấp thông tin nào cho người đọc?
- Phần 1 cung cấp thông tin cho người đọc về thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội Ka-tê hàng năm.
3: Đặc điểm nào của lễ hội Ka-tê được thể hiện qua bức ảnh này?
- Trong bức ảnh là ngày thứ hai của lễ hội, đoàn người Chăm và Ra-glai tổ chức rước y trang lên tháp Pô-klông Ga-rai. Thầy cả lễ dẫn đầu cùng các cô thôn nữ áo dài Chăm múa quạt rộn ràng.
4: Bức ảnh cho thấy điều gì về phần hội trong lễ hội Ka-tê?
Advertisements (Quảng cáo)
- Bức ảnh cho thấy phần hội trong lễ hội Ka-tê vô cùng náo nhiệt, sôi nổi. Trong bức ảnh là điệu múa truyền thống được trình diễn tại lễ hội.
5: Tìm chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm.
- Chi tiết kể về nét độc đáo trong lễ hội Ka-tê của người Chăm:
+ Nhiều nhạc cụ dân tộc
+ Các điệu hát, múa của thiếu nữ Chăm
+ Mỗi gia đình được cử đại diện làm mâm cúng tế thần linh.
+ Tái hiện các trò chơi dân gian
+ Hoạt động ca hát, nhảy múa tới đêm.
6: Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới điều gì?
- Qua lễ hội Ka-tê, người Chăm hướng tới thể hiện sự tri ân đối với tổ tiên, các bậc tiền bối đã có công tạo dựng và bảo vệ cuộc sống cho họ. Đây cũng là khoảng thời gian những thành viên trong gia đình vui Tết đoàn viên, đến thăm họ hàng, bè bạn. Những vất vả, lo âu thường ngày đã tan biến, thay vào đó là niềm vui, sự thân thiện. Mọi người cùng nhau tận hưởng những giây phút bình an, hạnh phúc.