Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Cánh diều Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một...

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện - Văn 10 Cánh diều...

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích đánh giá một tác phẩm truyện - Văn 10 Cánh diều trang 55, 56, 57, 58, 59, 60 SGK Văn lớp 10 tập 2 sách Cánh diều

Đọc đoạn trích (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2) và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tác giả nêu nhận xét về vấn đề gì trong đoạn mở đầu?

→ Trong phần mở đầu tác giả đã nêu nhận xét về văn bản Hồi trống Cổ Thành mặc dù chỉ là một đoạn trích ngắn song vẫn có thể xem là một câu chuyện trong tác phẩm tự sự vì có đầy đủ các phần.

2. Tác giả phân tích, làm rõ nhận xét nêu ở đoạn mở đầu bằng cách nào?

→ Tác giả đã làm rõ nhận xét ở phần đầu bằng cách đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho nhận xét trên.

3. Phân biệt lí lẽ phân tích của tác giả và các bằng chứng lấy từ văn bản truyện.

→ Tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về văn bản. Những bằng chứng lấy từ truyện được đặt trong dấu ngoặc kép và không mang cảm xúc cá nhân của người viết.

4. Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ chưa?
→ Tính chất hoàn chỉnh từ cốt truyện của đoạn trích nêu ở mở đầu đã được làm rõ qua các dẫn chứng, lĩ lẽ và bình luận của tác giả

5. Nhận biết một số câu văn thể hiện rõ nhận xét của người viết.

→ Đoạn cuối là những nhận xét của người viết về đoạn trích.

Tác phẩm truyện thường được cấu tạo từ nhiều phương diện, nhiều yếu tố. Bài viết có thể phân tích, đánh giá toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể chỉ tập trung làm rõ một yếu tố nội dung hoặc hình thức nào đó của truyện, chẳng hạn:

- Phân tích, đánh giá nhân vật Quận Huy trong đoạn trích Kiêu binh nổi loạn (trích tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái).

- Phân tích, đánh giá các nhân vật Trương Phi và Quan Công qua đoạn trích Hồi trống Cổ Thành (trích tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của Lê Quán Trung)

- Phân tích, đánh giá nghệ thuật xây dựng cốt truyện của tác giả Sương Nguyệt Minh trong truyện Người ở bến sông Châu.

b. Để viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận mà đề văn đã nêu:

- Đọc lại văn bản truyện được nêu trong đề.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ phân tích, đánh giá

- Suy nghĩ và thực hiện theo các bước viết bài văn nghị luận văn học.

Thực hành

Advertisements (Quảng cáo)

 Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh

Dàn ý

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích.

- Đối tượng phân tích: dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu của tác giả Sương Nguyệt Minh.

2. Thân bài

- Tóm tắt về cuộc đời của dì Mây: hoàn cảnh gia đình, tình yêu tươi đẹp của dì với chú San trước khi chia xa, công việc của dì nơi chiến trường.

- Phân tích nhân vật dì Mây khi được đặt trong các hoàn cảnh trớ trêu. Từ đó, làm nổi bật tính cách, con người dì Mây:

+ Ngày dì Mây trở về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.

+ Chú San gặp dì Mây để xin lỗi và mong được quay lại trong khi chú San đã có vợ à cách xử lý khéo léo của dì Mây.

+ Dì Mây chính là người đỡ đẻ cho vợ của chú San. Chú ý làm rõ hoàn cảnh, không gian dì Mây đến giúp vợ chú San.

- Đưa ra lời nhận xét, đánh giá về nhân vật dì Mây qua những điều đã phân tích ở phía trên.

3. Kết bài

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.

- Nêu lên thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật dì Mây.

Bài làm

Đề tài viết về người lính sau chiến tranh là mảnh đất màu mỡ của các nhà văn nhà thơ khai thác như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,... Một trong số đó không thể không nhắc đến nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh với tác phẩm Người ở bến sông Châu và nhân vật nổi bật là Dì Mây.

Mây - đại diện cho một thế hệ thanh niên đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của cô là những ngày tháng lăn lộn trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Mây là người duy nhất sống sót của tiểu đội quân y. Mây trở về làng khi gia đình đã nhận được tin báo tử của cô. Và ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”. Vậy là từ đó, cuộc sống của đôi vợ chồng San – Thanh và Mây ở nhà bên, cách nhau có hàng rào tre, diễn ra hết sức trớ trêu và đau khổ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường để rồi khi trở về tóc cô rụng đi nhiều và xơ, cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Nếu như trước kia cô năng động, hoạt bát, xinh đẹp phơi phới sắc xuân thì giờ đây cô lại mang trong mình sự buồn tẻ, đượm buồn trong thân thể người phụ nữ. Mây không giống như những hình ảnh người phụ nữ xưa mà mang theo hơi thở hiện đại, cô là người luôn hy sinh và sống cho người khác nhưng tuyệt đối không phải là một người cam chịu, nhu nhược. Cô luôn đưa ra những quyết định quan trọng vào những thời điểm quan trọng trong sự tỉnh táo, sáng suốt và tự chủ ngay cả lời chia tay. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai. Sau một thời gian mọi thứ quay lại về với cuộc hàng ngày, tóc của Mây cũng dài thêm đôi chút, da dẻ hồng hào nhưng có lẽ vết thương sâu bên trong, độ tuổi xuân thì thì đã không còn. Trong khi đó, anh lính trinh sát Quang mà Mây gặp ở chiến trường tìm về tận quê cô. Dù cô trốn chạy và lảng tránh nhưng Quang quyết định ở lại bến sông Châu nguyện chăm sóc và bù đắp cho Mây suốt quãng đời còn lại. Nhưng cô lại không chấp nhận mà chọn chăm sóc con của thím Ba, tiếng ru của cô hòa với cảnh đêm của miền sông nước và sự cảm nhận lắng nghe của những chú lính làm cầu. Có thể thấy chiến tranh không chỉ để lại những vết thương thể xác cho người lính, mà còn làm thay đổi số phận, gây ra những trái ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời bình khi chiến tranh đã kết thúc. Và những “người trở về” đó với sự kiên cường và lòng nhân ái họ đã vượt qua được nghịch cảnh để sống tốt, khẳng định phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.

Dì Mây trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho chúng ta thấy được những thứ được và mất sau chiến tranh, những góc khuất trong đời sống thường ngày. Với tâm lòng am hiểu, thông cảm sâu sắc đến thân phận người phụ nữ qua những chi tiết đã phần nào được phản ánh tích cực.

Advertisements (Quảng cáo)