Câu hỏi 2 trước khi đọc bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam trang 82 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 chân trời sáng tạo
Đã bao giờ bạn xem tranh Đông Hồ và tìm hiểu về cách thức, quá trình chế tác nên những bức tranh ấy chưa? Kể tên một số bức tranh và chia sẻ những điều bạn biết với bạn cùng nhóm.
Quy trình làm tranh Đông Hồ
Advertisements (Quảng cáo)
Sáng tác mẫu và tạo bản khắc gỗ: mỗi mẫu sẽ có 2- 5 bản khắc gỗ khác nhau tùy theo màu sắc của từng mẫu. Đây là công đoạn khó nhất đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao.
Chuẩn bị giấy Dó: để có được tờ giấy dó hoàn chỉnh, người ta phải chọn lựa từng loại vỏ Dó được lấy từ trên rừng về, rồi trải qua nhiều công đoạn phơi, ngâm, giã nhuyễn, hòa bột vào bể seo, seo giấy, ép kiệt nước, phơi khô, đóng xén thành phẩm. Cuối cùng là quét hồ điệp.
In tranh: Màu sắc trong tranh Đông Hồ có 5 màu chủ đạo hoàn toàn tự nhiên: màu đỏ lấy từ gạch non, vàng từ hoa hòe, đen từ than lá tre, xanh từ lá tràm, trắng từ vỏ sò điệp. Thường để in một tranh cần phải có 5 bản khắc, in trong 5 lần.
Phơi tranh: sau khi tranh đã in xong sẽ được phơi cho khô.
Ví dụ: Bức họa Nhảy đầm, có lẽ là đề tài không mấy quen thuộc với người Đông Hồ và nông dân Việt Nam nói chung, nhưng nó là một cảnh có thực khi người phương Tây sang Việt Nam, không có lý do gì mà những họa sĩ dân gian từ chối không miêu tả lại. Bức họa cho thấy trong một quán bar, có treo đèn điện và quạt trần, cạnh bàn chủ quán có máy hát quay tay. Một chú bé hầu bàn đang bưng rượu, một đôi trai gái người Việt đang tán tỉnh nhau, còn hai cặp nam nữ Tây đang nhảy đầm.