Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo Giải bài Ôn tập bài 1 Tạo lập thế giới (thần thoại)...

Giải bài Ôn tập bài 1 Tạo lập thế giới (thần thoại) trang 34 Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo...

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 34 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 chân trời sáng tạo: Ôn tập bài 1 Tạo lập thế giới (thần thoại)

Bài 1 trang 34 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 1

Bạn đã đọc hiểu các văn bản truyện thần thoại Thần Trụ trời, Prô-mê-tê và loài người, Cuộc tu bổ lại các giống vật. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung, bằng cách điền vào Phiếu học tập được kẻ vào vở theo mẫu sau:

So sánh các văn bản

                               Văn bản

Các đặc điểm chính

 Thần Trụ trời Prô-mê-tê và loài người

Cuộc tu bổ lại các giống động vật
Không gian, thời gian – Không gian: Trời đất.

– Thời gian: “Thuở ấy”.

– Không gian: thế gian.

– Thời gian: “thuở ấy”.

– Thời gian: lúc sơ khởi.
Nhân vật Thần Trụ trời và một số vị thần khác, Thần Prô-mê-tê và thần Ê-pi-mê-tê. Ngọc Hoàng
Cốt truyện Quá trình tạo lập nên trời và đất của thần Trụ trời. Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Quá trình tu bổ, hoàn thiên các giống vật.
 

Nhận xét chung

Không gian, thời gian  Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa.
Nhân vật Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người.
Cốt truyện Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần.

Bài 2 trang 34 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Không gian, thời gian, nhân vật và cốt truyện trong thần thoại có những điểm nào khác so với các thể loại truyện dân gian mà bạn đã học?

– Ở đây em sẽ chọn so sánh giữa truyện thần thoại và tiểu thuyết.

Yếu tố so sánh

Truyện thần thoại

Truyện truyền thuyết

Không gian Không có địa điểm cụ thể. Có địa điểm cụ thể.
Thời gian Không có thời gian cụ thể, thường mang tính cổ xưa. Có thời gian lịch sử cụ thể
Nhân vật Thường là các vị thần. Thường là các anh hùng mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc.
Cốt truyện Xoay quanh vấn đề tạo lập, tái tạo thế giới, con người và muôn loài của các vị thần. Thường kể về một sự kiện mang tính lịch sử dân tộc.

Bài 3 trang 34 SGK Ngữ văn 10 tập 1 chân trời sáng tạo

Hãy kể lại một trong những truyện thần thoại mà bạn đã học và nhận xét về cách xây dựng nhân vật trong truyện đó.

– Truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh

Nhân vật chính : Sơn Tinh, Thủy Tinh

– Sơn Tinh: một vị thần đến từ núi Tản Viên, chúa miền non cao .”‘Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây thì nổi lên từn dãy núi đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước => tượng trưng cho sự đoàn kết và khát khao chống lại thiên tai của nhân ta, sức mạnh chinh phục tự thiên, đấu tranh với thiên tai.

– Thủy tinh: chúa vùng nước thẳm đến từ miền biển, có khả năng hô mưa gọi gió, khiến nước dâng lên => tượng trưng cho hiện tượng mưa bão, lũ lụt hay xảy ra ở đất nước chúng ta

Advertisements (Quảng cáo)

* Nhận xét: Dễ dàng tiếp cận người đọc, hình tượng nhân vật gần gũi. Nhân vật đươc xây dựng dựa trên những hình ảnh và hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ dàng giúp người đọc liên tưởng.

Bài 4 trang 34 Văn 10 tập 1 

Kẻ vào vở sơ đồ theo mẫu sau và điền những đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá một truyện kể.

Đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận, phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

Bài 5 trang 34 Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo

a. Qua bài học này, bạn rút ra kinh nghiệm gì khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể?

b. Khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể, bạn cần lưu ý những điều gì?

a.

Dưới đây là một số bài học em rút ra khi giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể:

– Cần hiểu rõ về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện kể đó để có thể trình bày một cách chính xác và lưu loát.

– Lập dàn ý chi tiết cho bài nói của mình.

– Đảm bảo bài nói có đầy đủ các yêu cầu của một bài giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

– Cần có những câu nói mang tác dụng liên kết để tạo sự mạch lạc cho bài nói.

– Điều chỉnh và kết hợp hài hòa về âm thanh, giọng điệu, cử chỉ, ánh mắt cho phù hợp với bài nói.

– Nên có lời chào khi mở đầu và cảm ơn khi kết thúc.

b.

Dưới đây là một số điều bản thân cần lưu ý khi nghe và nhận xét, đánh giá nội dung, hình thức của bài nói giới thiệu một truyện kể:

– Tìm hiểu trước về nội dung các vấn đề của bài nói để có một kiến thức nền vừa đủ.

– Cần có thái độ tôn trọng khi lắng nghe bài nói của người khác.

– Ghi chép lại những đánh giá, thắc mắc, trao đổi của bản thân.

– Không nên quá áp đặt quan điểm và cái tôi cá nhân của mình vào bài nói của người khác.

– Khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có thái độ nhẹ nhàng.