Soạn bài Hương sơn phong cảnh - Văn 10 chân trời sáng tạo. Trả lời câu 4 trang 67 SGK Ngữ Văn 10 tập 1
Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ
“Bầu trời, cảnh bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
Đệ nhất động hỏi là đây có phải?”
Bốn câu thơ đầu diễn tả cái cảm xúc, cái thú lần đầu đến với Hương Sơn của tác giả. Cụm từ ” ao ước bấy lâu nay” kết hợp câu hỏi tu từ ”Đệ nhất động hỏi là đây có phải?” diễn tả một sự bồn chồn háo hức của những người luôn ao ước được đến Hương Sơn
Advertisements (Quảng cáo)
“Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng”.
Không chỉ ngắm nhìn cảnh đẹp Hương Sơn, du khách hay tác giả còn được nghe tiếng chày kinh khiến cho tâm hồn cảm thấy thanh thản, trút bỏ yêu phiền. Cảm xúc lúc này như trầm lại, tĩnh hơn
Khi đến ngắm nhìn hang động, cảm xúc đã nâng lên thành một sự cảm thán trước vẻ đẹp kì diệu của hang
“Nhác trông lên ai khéo vẽ hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt”
Những liên tưởng so sánh về nhũ đá trong các hang động biểu lộ niềm tự hào của nhà thơ về đất nước và con người Việt Nam: yêu đời, yêu tạo vật, biết đem bàn tay khéo léo tô điểm cảnh trí non sông.
Cảm xúc lúc này như hòa mình vào thiên nhiên cũng không gian của Phật giáo. Chúng ta như thấy hình ảnh đoàn khách vừa đi ngắm cảnh, vừa niệm những câu niệm của nhà Phật. Cảm xúc như đắm chìm, lưu luyến không rời nơi đây để rồi thốt lên ”Càng trông phong cranh càng yêu”‘