Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Chân trời sáng tạo Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo trang 33 Ngữ Văn 10 tập...

Soạn bài Bình Ngô Đại Cáo trang 33 Ngữ Văn 10 tập 2 sách Chân trời sáng tạo...

Hướng dẫn soạn bài Bình ngô đại cáo  – Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo. Trả lời câu hỏi trong bài trang 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 SGK Văn lớp 10 tập 2 CTST

* Trước khi đọc:

Câu hỏi: Bạn biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc? hãy kể tên tác phẩm và tác giả.

Trả lời:

Một số tác phẩm như:

– Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)

– Phò giá về kinh (Trần Quang Khải)

– Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn)

– Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

* Đọc văn bản:

1. Suy luận: Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

– Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa để làm tiền đề cho toàn bài cáo, cho thấy khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa.

2. Theo dõi: Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?

Advertisements (Quảng cáo)

– Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta: gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn, tàn ác, làm khổ nhân dân, bắt dân ta làm phục dịch suốt hai mươi năm, thể hiện sự tham lam và tàn bạo (vơ vét sản vật, tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,…).

=> Những tội ác tàn bạo, gây ra bao đau thương cho dân tộc ra.

3. Dự đoán: Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân….lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa.

– Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân… lấy ít địch nhiều”), tôi dự đoán diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa chính là việc dân ta đoàn kết, dùng sức mạnh dân tộc “lấy ít địch nhiều”, kiên trì sử dụng mưu lược và kế đánh tài tình.

– Sự quyết tâm ấy ắt giành được sự thắng lợi, làm chủ được đất nước, đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

4. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?

Trả lời:

– Đó là một không khí chiến thắng hào hùng, hứng khởi.

– Tôi hình dung khí thế chiến thắng của nghĩa quân lan rộng khắp các trận đánh, càng đánh càng hăng, càng cảm thấy trút được sự căm phẫn, giận dữ suốt 20 năm của một dân tộc phải chịu ách thống trị.

5. Suy luận: So sánh các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?

Trả lời:

– So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này mang tính chất tổng kết toàn bài, mở ra hi vọng cho đất nước sau khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.