Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài Chữ bầu lên nhà thơ trang 82, 83, 84 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết nối tri thức
* Trước khi đọc
Câu 1. Trong hình dung của bạn, nhà thơ phải là người như thế nào? Bạn có cho rằng việc làm thơ gắn liền với những phút cao hứng, “bốc đồng”.
Trả lời:
Gợi ý:
- Những hình dung về nhà thơ:
+ Là một người tri thức, vốn từ ngữ phong phú.
+ Là người giàu trí tưởng tượng, có tâm hồn mộng mơ.
+ Là người luôn quan tâm đến những vấn đề cuộc sống, về con người và về mọi thứ xung quanh.
+ Việc làm thơ với những phút cao hứng, “bất đồng” là việc không thể không có, làm thơ thường dựa vào cảm hứng ngắn ngủi và bất chợt; không phải lúc nào cũng có cảm hứng để viết lên một bài thơ hay.
Câu 2: Bạn nhớ hoặc thích định nghĩa nào về thơ, nhà thơ hay công việc làm thơ?
Trả lời:
- "Thơ” là "một hình thức nghệ thuật” dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
- Nhà thơ là một danh hiệu cao quý cho người làm thơ, khi mà thơ ca của người đó phục vụ cho chân, thiện, mỹ, cho ánh sáng xua tan bóng tối, cho lương tâm, trí tuệ và tiến bộ cũng như hạnh phúc của con người.
*Trong khi đọc
1. Liệu tác giả có nhầm không khi viết “ý tại ngôn tại”
- Tác giả không nhầm khi viết “ý tại ngôn tại” vì cách diễn đạt của văn xuôi thường rõ nghĩa hơn thơ, vì vậy, lớp nghĩa của văn xuôi thường được biểu hiện trực tiếp trên văn bản.
2. “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” – hai cụm từ này có diễn đạt cùng một ý không?
- Hai thuật ngữ không diễn đạt cùng một ý
- Nghĩa tiêu dùng: lớp nghĩa được mọi người sử dụng chung, tất cả đều hiểu (có thể thay đổi theo môi trường, độ tuổi sử dụng ngôn ngữ)
- Nghĩa tự vị: bản chất nghĩa của từ, được giải thích trong từ điển (nghĩa cố định, không thay đổi)
3. Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại, ông “ưa” đối tượng nào? Bạn có nghĩ rằng mình đã hiểu đúng điều tác giả muốn nói?
- Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.
- Tác giả “không mê” những nhà thơ thần đồng.
- Tác giả “ưa” những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.
4. “Không có chức nhà thơ suốt đời”, vậy lúc nào một “nhà thơ” không còn là nhà thơ nữa?
- Một nhà thơ không còn là nhà thơ nữa khi họ không qua “cuộc bỏ phiếu của chữ”. Nghĩa là họ không cúc cung tận tuỵ đem hết tâm trí dùi mài và lao động chữ, biến ngôn ngữ công cộng thành ngôn ngữ đặc sản độc nhất, làm phong phú cho tiếng mẹ như một lão bộc trung thành của ngôn ngữ.