Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác – Ngữ Văn lớp 10 Kết...

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác – Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức...

Trả lời các câu hỏi trong bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác trang 99, 100, 101, 102 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết nối tri thức. Bài 4 Sức sống của sử thi

Advertisements (Quảng cáo)

* Trước khi đọc

Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Theo bạn, ứng xử thế nào mới là hợp tình, hợp lí?

Theo em, khi đứng trong hoàn cảnh mâu thuẫn giữa việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình, để có cách ứng xử hợp tình hợp lý chúng ta nên suy nghĩ, cân nhắc, nghĩ tới lợi ích và vận mệnh chung của xã hội để đưa ra quyết định phù hợp. Thường thì khi đứng trong hoàn cảnh này, những con người có lý tưởng thường chọn lợi ích chung của xã hội, dân tộc, cộng đồng mà bỏ qua gia đình riêng.

* Đọc văn bản:

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Lưu ý những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.

– nhào tới đón chàng

– lại bên chàng, nước mắt đầm đìa

– xiết chặt tay chàng, nàng nức nở

2. Lí do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

– Ra trận, bọn A-kê-en sẽ hạ sát Héc-to, nàng sẽ trở thành góa phụ. Cha, mẹ của Ăng-đrô-mác đã không còn, bảy người anh cũng bị hạ sát bởi A-khin. Héc-to là người thân duy nhất của nàng. Nàng không muốn “trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ”

-> Vì Ăng-đrô-mác rất yêu thương phu quân của mình, không muốn chàng chết.

3. Lưu ý những lí lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận

– Nếu ở lại đây, như kẻ hèn nhát, đứng nhìn từ xa, tránh không xung trân sẽ hổ thẹn với những người chiến binh và những người phụ nữ thành Tơ-roa

Advertisements (Quảng cáo)

– Từ lâu đã học cách luôn ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho phụ thân và bản thân

– Điều làm trái tim tan vỡ không chỉ là nỗi thống khổ sẽ tới của những thần dân thành Tơ-roa, của cha mẹ Héc-to, của đàn em trai mà còn là nỗi thống khổ của Ăng-đrô-mác. Nàng sẽ không còn tự do, phải làm nô lệ, phải nghe những lời ô nhục mà đáng lẽ ra Héc-to có thể cứu nàng khỏi kiếp tôi đời nếu chiến đấu tới cùng.

4. Hình dung về cảnh tượng được miêu tả.

– Hoàn cảnh: Héc-to chuẩn bị từ biệt vợ và con trai

– Nhân vật: Héc-to, vợ, con trai, nhũ mẫu

– Diễn biến:

+ Héc-to muốn ôm con trai để từ biệt, nhưng ánh đồng sáng lòa và cái ngù bờm ngựa cong cong trên mũ trụ của chàng làm đứa con trai khóc ré lên vì sợ. Héc-to và vợ bật cười trước tình huống này.

+ Héc-to tháo mũ và bế đứa con trai thân thương và khẩn cầu các vị thần về sức mạnh và lòng dũng cảm.

→ Cảnh tượng cảm động nhưng vô cùng thiêng liêng.

5. Chú ý đến ý thức của Héc-tp về số phận và bổn phận.

– “Một người trần mắt thịt không thể bất chấp số phận mà bắt ta xuống địa phủ của thần Ha-đét được. Và đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể trốn chạy được số phận”

– “Chiến tranh là bổn phẩn của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.”

=> Héc-to ý thức sâu sắc được số phận và bổn phận của mình: phải tham gia chiến tranh để giữ thành Tơ-roa