Trang chủ Lớp 10 Ngữ Văn lớp 10 sách Kết nối tri thức Soạn bài Yêu và đồng cảm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối...

Soạn bài Yêu và đồng cảm Ngữ Văn lớp 10 Kết nối tri thức...

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong bài Yêu và đồng cảm trang 77, 78, 79, 80 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 1 Kết nối tri thức

*Trước khi đọc

Câu 1. Bạn hiểu thế nào về sự đồng cảm trong cuộc sống? Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, bạn có tâm trạng như thế nào?

Trả lời: 

– Sự đồng cảm là sự đồng điệu trong cảm xúc, là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông với họ.

– Khi bày tỏ sự đồng cảm với người khác hoặc khi nhận được sự đồng cảm của ai đó, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc, tâm trạng trở nên tốt hơn, thoải mái hơn.

Câu 2.  Bạn thường có cảm xúc gì mỗi lần tiếp xúc với một tác phẩm nghệ thuật (văn học, hội họa, âm nhạc, …)? thử lý giải vì sao bạn có cảm xúc ấy?

Trả lời

– Học sinh tự nhớ lại những cảm xúc của bản thân khi đọc một tác phẩm nghệ thuật.

Gợi ý:

– Khi đọc một tác phẩm nghệ thuật, sẽ có sự đồng điệu, đồng cảm với tác giả, hiểu được quan niệm nghệ thuật của tác giả.

– Lý do có sự đồng cảm vì tôi hiểu được nội dung tác phẩm, hiểu được suy nghĩ và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải, có sự đồng điệu về cảm xúc với tác giả.

*Trong khi đọc

Advertisements (Quảng cáo)

1.Tác giả mở đầu bài viết bằng một câu chuyện, điều đó gây được ấn tượng gì với bạn?

– Cách mở đầu bài viết bằng một câu chuyện gây ra sự tò mò trong lòng bạn đọc, bạn đọc sẽ muốn khám phá câu chuyện mở đầu sẽ gợi dẫn ra điều gì ở phía sau.

2. Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

– Tác giả phục chú bé vì tấm lòng đồng cảm phong phú của chú.

3. Góc nhìn riêng về sự vật dược thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

– Trước một gốc cây, nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu của nó, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh hoạ sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích nào khác.

4. Phải chăng đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ?

– Đồng cảm là phẩm chất không thể thiếu ở người nghệ sĩ. Vì một người hoạ sĩ nếu không có tấm lòng đồng cảm mà chỉ chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực thụ. Nhờ có tấm lòng đồng cảm nên hoạ sĩ cũng có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật.

5. Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm được biểu hiện như thế nào? 

– Trong sáng tạo nghệ thuật, sự đồng cảm không chỉ dành cho đồng loại mà còn trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Người nghệ sĩ phải biết mở lòng ra để đồng cảm nhiều hơn với vạn vật, đích thân trải nghiệm sức sống của vạn vật, tấm lòng phải chiếu sáng cùng vạn vật thì vạn vật đều thu cả vào tâm trí người nghệ sĩ.

6. Người sáng tạo nghệ thuật học được ở trẻ em những điều gì?

– Trẻ em hơn người lớn ở điểm chúng rất giàu lòng đồng cảm. Chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hệt sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,…. Tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều. Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được.