Trồng trọt Câu 1
1.1 Ngành trồng trọt có tác động trực tiếp đến đời sống của nông dân, điều đó thể hiện rõ nhất ở việc
A. cung cấp lượng thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. là cơ sở để phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
C. tạo việc làm, giúp ổn định đời sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.
D. góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành trồng trọt, xác định vai trò nào ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đời sống của nông dân nói riêng.
Lời giải chi tiết:
Vai trò của ngành trồng trọt:
- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho 1 bộ phận lớn cư dân nông thôn.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến; cơ sở phát triển chăn nuôi; mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
=> Chọn đáp án C
1.2 Vai trò nào dưới đây của ngành trồng trọt đóng góp quan trọng vào việc ổn định xã hội?
A. Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
B. Đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia.
C. Góp phần bảo vệ môi trường.
D. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành trồng trọt, xác định vai trò nào đóng góp quan trọng vào đảm bảo ổn định xã hội
Lời giải chi tiết:
Vai trò của ngành trồng trọt:
- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho 1 bộ phận lớn cư dân nông thôn.
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến; cơ sở phát triển chăn nuôi; mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.
=> Chọn đáp án B
1.3 Ngành công nghiệp nào dưới đây sử dụng nguyên liệu là sản phẩm ngành trồng trọt?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Chế biến lương thực, thực phẩm.
C. Hóa chất.
D. Năng lương.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học hoặc tìm kiếm trên internet về nguồn nguyên liệu và sản phẩm của các ngành công nghiệp trên => ngành nào sử dụng nhiều và thường xuyên nguyên liệu từ ngành trồng trọt
Lời giải chi tiết:
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành hoàn toàn sử dụng nguyên liệu từ ngành trồng trọt và chăn nuôi để tạo ra sản phẩm
=> Chọn đáp án B
1.4. Đặc điểm nào sau đây của ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên?
A. Cây trồng được chia thành các nhóm khác nhau.
B. Việc bảo quản sản phẩm đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.
C. Sản xuất mang tính mùa vụ.
D. Ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.
Phương pháp giải:
Đọc lại kiến thức về các đặc điểm của ngành trồng trọt -> suy nghĩ xem đặc điểm nào cho thấy sự phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên.
Lời giải chi tiết:
Điều kiện tự nhiên quy định tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp do mỗi loại cây trồng đều có đặc điểm sinh thái riêng mà người trồng buộc phải tôn trọng quy luật đó
=> Chọn đáp án C
1.5 Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ do
A. sản phẩm của ngành có giá thành cao.
B. sản phẩm của ngành phân bố theo các khu vực
C. ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ.
D. sản phẩm trồng trọt dễ hư hỏng, khó bảo quản.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của sản phẩm của ngành trồng trọt
Lời giải chi tiết:
Sản phẩm của ngành trồng trọt là cây trồng, là những cơ thể sống nên rất dễ hư hỏng, khó bảo quản
=> Chọn đáp án D
Trồng trọt Câu 2
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Đọc lại kiến thức về sự phân bố của một số loại cây trồng chính
1 – B – c; 2 – A – b; 3 – C - a
Trồng trọt Câu 3
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Advertisements (Quảng cáo)
Quan sát bản đồ hình 24.5 SGK trang 71 để xác định đúng sự phân bố của các loại cây
1 – b; 2 – c; 3 – a; 4 – g; 5 – d; 6 – e
Chăn nuôi Câu 1
1. Lựa chọn đáp án đúng
1.1 Ngành chăn nuôi phát triển theo các quy luật sinh học, do
A. phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.
B. có đối tượng sản xuất là các vật nuôi (cơ thể sống).
C. chịu tác động mạnh mẽ của điều kiện tự nhiên.
D. có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến thực phẩm.
Phương pháp giải:
Dựa vào đối tượng lao động của ngành chăn nuôi để giải thích
Lời giải chi tiết:
Đối tượng lao động của ngành chăn nuôi là vật nuôi – cơ thể sống, chúng phát triển có quy luật sinh học riêng nên khi tiến hành hoạt động chăn nuôi cần phải lưu ý.
=> Chọn đáp án B
1.2 Sự phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. các hình thức chăn nuôi khác nhau.
B. nguồn thức ăn
C. điều kiện tự nhiên.
D. sự phân bố các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm.
Phương pháp giải:
Dựa vào đối tượng lao động của ngành chăn nuôi để giải thích.
Lời giải chi tiết:
Đối tượng lao động của ngành chăn nuôi là vật nuôi – cơ thể sống nên nguồn thức ăn có vai trò quyết định đối với sự phát triển của ngành
=> Chọn đáp án B
1.3 Ba hình thức chăn nuôi khác nhau là:
A. chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi sinh thái.
B. chăn nuôi hiện đại, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi sinh thái.
C. chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi hiện đại.
D. chăn nuôi tự nhiên, chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi hiện đại.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về đặc điểm của ngành chăn nuôi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của ngành chăn nuôi:
- Sự phát triển và phân bố phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.
- Đối tượng của ngành là các vật nuôi => phải tuân theo các quy luật sinh học.
- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán, theo quy mô nhỏ hay lớn => hình thành 3 hình thức chăn nuôi: tự nhiên (chăn thả), công nghiệp (trang trại hiện đại) và sinh thái.
- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc.
- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kỹ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.
=> Chọn đáp án B
Chăn nuôi Câu 2
Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành chăn nuôi
Chăn nuôi Câu 3
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Quan sát hình 24.2 để xác định sự phân bố của các vật nuôi trên.
1 – b, 2 – a, 3 – c
Chăn nuôi Câu 4
Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?
Dựa vào kiến thức đã học về vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.
Ngành chăn nuôi phát triển sẽ kích thích sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng do:
- Sự phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn, trong đó thức ăn từ ngành trồng trọt là cơ sở quan trọng. Bên cạnh đó, để phát triển mạnh mẽ ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt phải phát triển nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho người dân.
- Sản phẩm ngành chăn nuôi vừa cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Đồng thời cũng đòi hỏi sự phát triển của các ngành này để tạo ra nguồn thức ăn chế biến.
=> thúc đẩy cùng phát triển.