Câu 1 1.1
Để chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến, người ta dựa vào
A. giá thành sản phẩm.
B. tính chất tác động đến đối tượng lao động.
C. đặc điểm của nguồn nguyên liệu.
D. đặc điểm của nguồn lao động.
Đọc lại kiến thức về cơ cấu của ngành công nghiệp (mục 1c trang 79 SGK)
Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, người ta chia sản xuất công nghiệp thành hai nhóm chính:
- Công nghiệp khai thác: gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
- Công nghiệp chế biến: gồm các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
=> Chọn đáp án B
Câu 1 1.2
Đặc điểm nào dưới đây khiến cho sản xuất công nghiệp có lượng chất thải ra môi trường nhiều?
A. Gắn liền với sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
B. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao.
C. Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn.
D. Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngành công nghiệp
Đặc điểm của ngành công nghiệp:
- Gắn liền với sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
- Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao.
- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng chất thải ra môi trường nhiều.
- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.
- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
=> Chọn đáp án C
Câu 1 1.3
Nền công nghiệp hiện đại có đặc trưng nào dưới đây?
A. Gắn liền với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
B. Gắn liền với sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
C. Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao.
D. Có tính linh động cao về mặt phân bố không gian.
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngành công nghiệp
Đặc điểm của ngành công nghiệp:
- Gắn liền với sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.
- Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao.
- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng chất thải ra môi trường nhiều.
- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.
- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
=> Chọn đáp án A
Câu 1 1.4
Vị trí địa lý ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp thể hiện ở việc
A. phân bố các cơ sở sản xuất cũng như tiếp cận các nhân tố bên ngoài.
B. giúp công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành các ngành công nghiệp mới.
C. tạo điều kiện để công nghiệp thay đổi cả về cơ cấu và phân bố.
D. ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển và hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Đọc lại kiến thức về ảnh hưởng của vị trí địa lý để sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp
Advertisements (Quảng cáo)
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).
=> Chọn đáp án A
Câu 1 1.5
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp thể hiện rõ nhất ở việc
A. giúp các ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững.
B. hình thành các ngành công nghiệp mới.
C. thay đổi hướng phát triển và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
D. xác đinh cơ cấu và phân bố sản xuất công nghiệp.
Đọc lại kiến thức về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.
+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
=> Chọn đáp án D
Câu 1 1.6
Trình độ khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp thể hiện rõ ở việc
A. đảm bảo nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ.
B. giúp công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành các ngành công nghiệp mới.
C. tạo điều kiện để công nghiệp thay đổi cả về cơ cấu và phân bố.
D. ảnh hưởng tới hướng phát triển và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Đọc lại kiến thức về ảnh hưởng của trình độ khoa học – công nghệ đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.
=> Chọn đáp án C
Câu 2
Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp.
Đọc lại kiến thức về vai trò của ngành công nghiệp
1 – a, d ; 2 – b, c
Câu 3
Các nhận định dưới đây là đúng hay sai?
a, Công nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.
b, Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất, thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm.
c, Cơ cấu ngành công nghiệp gồm tổng thể các ngành, nhóm ngành công nghiệp phát triển độc lập, hầy như không có mối quan hệ với nhau.
Đọc các câu a,b,c và dựa vào kiến thức đã học để xác định câu nào đúng? Câu nào sai?
Đúng: a, b ; Sai: c
Câu 4
Tại sao có thể nói: trong sản xuất công nghiệp, chuyên môn hóa càng chi tiết thì hợp tác hóa càng chặt chẽ? Nêu ví dụ
- Hiểu như thế nào là chuyên môn hóa? Hợp tác hóa?
- Dựa vào các đặc điểm sản xuất của ngành công nghiệp để giải thích và lấy ví dụ
- Chuyên môn hoá trong sản xuất công nghiệp là quá trình tập trung lực lượng sản xuất của một đơn vị để sản xuất một hay một số sản phẩm hàng hoá phù hợp với điều kiện của đơn vị đó.
- Hợp tác hóa trong sản xuất công nghiệp là quá trình liên kết giữa các quá trình chuyên môn hóa để tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất.
- Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng, giữa các ngành ít nhiều có mối liên hệ trong chu trình sản xuất, gắn liền với sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ hiện đại. Sự thay đổi của một bộ phận sẽ dẫn đến dự thay đổi trong quá trình hợp tác. Vì vậy quá trình chuyên môn hóa càng chi tiết (có nghĩa là phân chia càng tỉ mỉ, rõ ràng, chuyên sâu cao) thì quá trình hợp tác giữa các bộ phận phải chặt chẽ để tạo ra được sản phẩm cuối cùng hoàn thiện và chất lượng nhất.
- Ví dụ về hợp tác sản xuất máy bay E – bớt (Airbus) của liên minh EU: Tổ hợp công nghiệp hàng không E – bớt có trụ sở ở Tu-lu-dơ (Pháp) do Đức, Anh, Pháp sáng lập đang phát triển mạnh và cạnh tranh với các hãng hàng không hàng đầu của Hoa Kỳ (Boeing). Các nước EU (Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha) hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc chế tạo các loại máy bay E-bớt nổi tiếng thế giới. Mỗi quốc gia đảm nhiệm một vai trò trong sản xuất một hoặc một số bộ phận của máy bay sau đó tập hợp lại và tiến hành lắp ráp sản phẩm cuối cùng tại trụ sở chính.