Trang chủ Lớp 10 SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa...

‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối’ ...Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất?...

Vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (đối với. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu 12 - Bài 5. Hệ quả địa lý các chuyển động của Trái Đất trang 13, 14 - SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Giải thích câu tục ngữ sau:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Câu tục ngữ đó đúng với những khu vực nào trên Trái Đất?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức đã học về hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa (đối với bán cầu Bắc).

- Sau ngày 21 – 3 đến trước ngày 23 – 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn (mùa nóng) => ngày dài, đêm ngắn.

Advertisements (Quảng cáo)

- Sau ngày 23 – 9 đến trước ngày 21 – 3, bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời (mùa lạnh) => ngày ngắn, đêm dài.

Answer - Lời giải/Đáp án

(Ông bà ta thường sử dụng lịch âm => Tháng 5 âm lịch trùng với khoảng tháng 6 dương lịch; tháng 10 âm lịch trùng với khoảng tháng 11 dương lịch).

Khi Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng một góc 66o33’ không đổi, hai bán cầu Bắc, Nam sẽ lần lượt ngả về phía Mặt Trời. Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục của Trái Đất. Nên bán cầu nào ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn sẽ có thời gian ban ngày dài hơn ban đêm.

- Tháng 6, bán cầu Bắc đang ngả về phía Mặt Trời => Ngày dài, đêm ngắn (Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng).

- Tháng 11, bán cầu Bắc chếch xa Mặt Trời => Ngày ngắn, đêm dài (Ngày tháng mười chưa cười đã tối).

=> Câu ca dao đúng với các khu vực ở bán cầu Bắc (trừ vùng Xích đạo và từ vòng cực – cực).