Trang chủ Lớp 10 SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường A....

Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường A. là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra...

Đọc lại thông tin về thuyết kiến tạo mảng. Lời giải Câu 1 1.4 - Bài 6. Thạch quyển - thuyết kiến tạo mảng trang 18, 19 - SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Nhìn chung, vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo thường

A. là những nơi không ổn định, có hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa.

B. rất ổn định

C. có diện tích nhỏ và kéo dài theo chiều kinh tuyến

D. hình thành các dãy núi trẻ, cao đồ sộ

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại thông tin về thuyết kiến tạo mảng

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:

- Thuyết kiến tạo mảng đề cập đến sự chuyển động của các mảng kiến tạo.

- Nguyên nhân của các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa là do sự chuyển dịch một số mảng kiến tạo của Trái Đất.

- Có 7 mảng kiến tạo lớn và các mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo thường bao gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đáy đại dương.

- Các mảng không đứng yên mà luôn dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của manti. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau.

- Vùng tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là những nơi không ổn định, thường có những hoạt động kiến tạo xảy ra, kèm theo động đất và núi lửa

=> Chọn đáp án A