Câu hỏi/bài tập:
Trên những sườn núi cao đón gió, càng lên cao lượng mưa càng nhiều, nhưng đỉnh núi cao lượng mưa ít, do
A. ở đỉnh núi nhiệt độ rất thấp nên nước đóng băng.
B. ở đỉnh núi không khí loãng, lượng hơi nước ít.
C. ở đỉnh núi, nhiệt độ thấp nên khí áp cao, hơi nước không bốc lên được.
D. gió gây mưa nhiều ở sườn núi, lên tới đỉnh độ ẩm giảm nhiều.
Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa:
- Khí áp:
+ Vùng áp thấp hút gió, đẩy không khí ẩm lên cao, gây mưa (VD: Vùng Xích đạo).
+ Vùng áp cao không khí bị nén xuống không bốc lên cao được, chỉ có gió thổi đi nên mưa ít (VD: Vùng cực, chí tuyến).
Advertisements (Quảng cáo)
- Frông:
+ Dọc các frông nóng/lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên lạnh đi, gây mưa.
+ Miền có frông hay dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.
- Gió:
+ Vùng nằm sâu trong nội địa nếu không có gió từ đại dương thổi vào, mưa rất ít.
+ Vùng có gió Mậu dịch hoạt động: ít mưa; vùng gió mùa hoạt động: mưa nhiều.
- Dòng biển:
+ Nơi dòng biển lạnh chảy qua ven bờ: mưa ít.
+ Nơi dòng biển nóng chảy qua ven bờ: mưa nhiều.
- Địa hình:
+ Cùng sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều; đến 1 độ cao nhất định, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa.
+ Cùng dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
=> Chọn đáp án D