Trang chủ Lớp 10 SBT Địa lí 10 - Kết nối tri thức Vẽ biểu đồ thể hiện các loại cơ cấu kinh tế theo...

Vẽ biểu đồ thể hiện các loại cơ cấu kinh tế theo số liệu dưới đây. Cho biết ý nghĩa của từng biểu đồ...

Xác định biểu đồ thích hợp: “thể hiện cơ cấu” => biểu đồ tròn. Vận dụng kiến thức giải Câu 2 - Bài 22: Cơ cấu kinh tế - tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia trang 55, 56 - SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Vẽ biểu đồ thể hiện các loại cơ cấu kinh tế theo số liệu dưới đây. Cho biết ý nghĩa của từng biểu đồ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Xác định biểu đồ thích hợp: “thể hiện cơ cấu” => biểu đồ tròn.

- Cách vẽ biểu đồ:

+ Vẽ 1 hình tròn bán kính phù hợp với trang vở/giấy.

+ Kẻ 1 đường bán kính hướng 12 giờ.

+ Dùng thước đo góc để thể hiện tỉ trọng từng ngành.

+ Dùng thước đo góc để thể hiện tỉ trọng từng ngành. Ví dụ: thể hiện tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (15,5%) lên biểu đồ, ta lấy 15,5 x 3,6 = 55,8°.

+ Chú thích và ghi tên biểu đồ.

Advertisements (Quảng cáo)

+ Dựa vào mục 1b (phân loại cơ cấu kinh tế) và bảng 22.1 SGK trang 65

- CHÚ Ý: bảng số liệu 2 bị sai đề

Answer - Lời giải/Đáp án

❖ Ý nghĩa

- Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế:

+ Biểu thị tỉ trọng, vị trí và mối quan hệ giữa các ngành trong nền kinh tế: trong cơ cấu kinh tế theo ngành của Việt Nam năm 2019 ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng còn cao, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.

+ Phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội: cơ cấu kinh tế phản ánh nền kinh tế nước ta là nền kinh tế đang phát triển, trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

- Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo lãnh thổ: cho biết mối quan hệ của các bộ phận lãnh thổ hợp thành nền kinh tế. Phản ánh trình độ phát triển, thế mạnh đặc thù của mỗi lãnh thổ: dựa vào biểu đồ có thể thấy các lãnh thổ nước ta phát triển không đồng đều. 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ có đóng góp lớn vào GDP nền kinh tế trong đó Nam Bộ dẫn vai trò đầu tàu, Miền Trung và Tây Nguyên còn đóng góp khiêm tốn.