Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức Vận dụng 11.14 trang 30, 31 SBT Hóa 10 – Kết nối...

Vận dụng 11.14 trang 30, 31 SBT Hóa 10 - Kết nối tri thức: Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây...

Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử và xác định số electron lớp ngoài cùng của. Lời giải Vận dụng 11.14 - Bài 11. Liên kết ion trang 30, 31 - SBT Hóa 10 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây:

a) magnesium fluoride (MgF2);

b) potassium fluoride (KF);

c) sodium oxide (Na2O);

d) calcium oxide (CaO).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử và xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

Answer - Lời giải/Đáp án

Lời giải chi tiết:

a) magnesium fluoride (MgF2);

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố Mg có Z = 12

-> Cấu hình electron của Mg là 1s22s22p63s2

-> Nguyên tử Mg có 1 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố F có Z = 9

-> Cấu hình electron của F là 1s22s22p5

-> Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng

Khi cho magnesium phản ứng với fluorine:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

Mg -> Mg2+ + 2e

2x (F2 + 2.1e -> 2F-)

Vì nguyên tử Mg cần nhường 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất nên cần 2 nguyên tử F để nhận 1.2 = 2 electron

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

Mg2+ + 2F- -> MgF2

-> Như vậy ta có phương trình: Mg + F2 -> MgF2

b) potassium fluoride (KF);

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố K có Z = 19

-> Cấu hình electron của K là 1s22s22p63s23p64s1

-> Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố F có Z = 9

-> Cấu hình electron của F là 1s22s22p5

-> Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng

Khi cho potassium phản ứng với fluorine:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

K -> K+ + 1e

F + 1e -> 2F-

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

K+ + F- -> KF

-> Như vậy ta có phương trình: 2K + F2 -> 2KF

c) sodium oxide (Na2O);

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố Na có Z = 11

-> Cấu hình electron của Na là 1s22s22p63s1

-> Nguyên tử Na có 1 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố O có Z = 8

-> Cấu hình electron của O là 1s22s22p4

-> Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng

Khi cho sodium phản ứng với oxygen:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

2x (Na -> Na+ + 1e)

O + 2e -> O2-

Vì nguyên tử O cần nhận 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất nên cần 2 nguyên tử Na để nhường 1.2 = 2 electron

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

2Na+ + O2- -> Na2O

-> Như vậy ta có phương trình: 4Na + O2 -> 2Na2O

d) calcium oxide (CaO)

- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử

+ Nguyên tố Ca có Z = 20

-> Cấu hình electron của Ca là 1s22s22p63s23p64s2

-> Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng

+ Nguyên tố O có Z = 8

-> Cấu hình electron của O là 1s22s22p4

-> Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng

Khi cho calcium phản ứng với oxygen:

- Bước 2: Viết sự hình thành ion

Ca -> Ca2+ + 2e

O + 2e -> O2-

- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử

Ca2+ + O2- -> CaO

-> Như vậy ta có phương trình: 2Ca + O2 -> 2CaO