Câu hỏi/bài tập:
Câu 1. Chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây, điền vào chỗ trống (…) cho phù hợp để làm rõ tác động của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển văn minh Ấn Độ.
châu Á phương Tây nông sản
hương liệu, nông sản, sản phẩm thủ công giáp biển
dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya) Bắc Ấn sông Ấn và sông Hằng
dãy Vin-đi-a (Vindhya) cao nguyên Đê-can (Deccan)
nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm nhiệt đới, gió mùa
Advertisements (Quảng cáo)
- Dựa vào mục I.1 và 8.1. Lược đồ Ấn Độ cổ đại thời kì văn minh sông Ấn trang 44 SGK Lịch sử 10
Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn ở Nam Á, ba mặt giáp biển. Khí hậu nhiệt đới, gió mùavừa thuận hòa, vừa khắc nghiệt.
Phía bắc có dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), nơi khởi nguồn củasông Ấn và sông Hằng. Hằng năm, cứ đến mùa tuyết tan, nước từ dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya) theo hai con sông đem phù sa màu mỡ bồi đắp cho những cánh đồng ởBắc Ấn. Phía nam ngăn cách với phía bắc bởi dãy Vin-đi-a (Vindhya), gọi là cao nguyên Đê-can (Deccan)– được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra – vi – đa (Dravida).
Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn phát triển thủ công nghiệp (luyện kim, gốm, dệt, chế biến hương liệu). Giao thương trong và ngoài nước phát triển, buôn bán ở các thị trường châu Á và cả vớiphương Tây. Các mặt hàng nổi tiếng là hương liệu, nông sản, sản phẩm thủ công.