Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Chân trời sáng tạo Câu 3 trang 113 SBT Lịch sử 10: CâuQuan sát Hình 18.2,...

Câu 3 trang 113 SBT Lịch sử 10: CâuQuan sát Hình 18.2, 18.3, em hãy mô tả hoa văn của gốm Chu Đậu...

Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Gốm Chu Đậu – đỉnh cao gốm cổ Việt Nam”. Hướng dẫn giải Câu hỏi câu 3 trang 113 SBT Lịch sử 10 - Bài 18. Văn minh Đại Việt.

Câu hỏi/bài tập:

Câu 3. Quan sát Hình 18.2, 18.3, em hãy mô tả hoa văn của gốm Chu Đậu. Vì sao gốm Chu Đậu được đánh giá là đỉnh cao nghề gốm của Đại Việt.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Gốm Chu Đậu – đỉnh cao gốm cổ Việt Nam”

- Dựa vào dữ liệu quan sát được từ hình 18.2 và 18.3 SBT Lịch sử 10 trang 113.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Mô tả

Advertisements (Quảng cáo)

+ Hình dáng thanh tao, lớp tráng men mỏng.

+ Họa văn màu xanh trên lớp men trắng trong, được vẽ bằng men màu.

+ Hoa văn với hình ảnh thuần túy, gần gũi với đời sống người Việt cổ: chim cò, cá chép, hoa sen, rồng, mây,…

+ Hoa văn được thiết kế đối xứng => tạo sự tinh xảo, kỹ càng.

- Giải thích lý do:

+ Kỹ thuật tráng men, chọn màu phong phú (men ngọc, men trắng, men nâu,…)điêu luyện, đạt trình độ cao.

+ Giai đoạn bản lề trong công cuộc đổi mới và cách tân công nghệ sản xuất gốm, hướng tới mục tiêu xuất khẩu.

+ Được các nhà nghiên cứu gốm thế giới gọi là “gốm men trắng văn in” đạt đến tầm mức đồ sứ, với xương mỏng như giấy, thấu quang, men trắng như ngọc như ngà,…