Câu hỏi/bài tập:
Câu 3. Quan sát hình 6.3 trong SGK, xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại. Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chính? Giải thích
- Tầng lớp thống trị
- Tầng lớp bị trị
- Lực lượng sản xuất chính
- Dựa vào nội dung mục I.3 và quan sát hình 6.3_ Tháp cơ cấu xã hội Ai Cập cổ đại trang 28 SGK Lịch sử 10.
- Tầng lớp thống trị:
Advertisements (Quảng cáo)
+ Pha-ra-ông (vua) – quyền lực tối cao về mọi mặt và là đại diện cho thần thánh.
+ Quan lại, quý tộc đứng đầu với chức vụ Tể tướng.
- Tầng lớp bị trị:
+ Thương nhân; thợ thủ công: tầng lớp trung gian, sản xuất kinh doanh chủ yếu theo yêu cầu của nhà nước.
+ Nông dân công xã: giai cấp đông đảo và giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội.
+ Nô lệ: gồm tù binh, người bản xứ bị nô dịch, người do các nước lệ thuộc cống nạp,… thuộc quyền sở hữu của nhà vua, quan lại, quý tộc.
- Lực lượng sản xuất chính: nông dân công xã
- Giải thích lý do:
Vì Ai Cập là một nước có nền sản xuất nông nghiệp là chủ đạo nên những người tạo ra sản phẩm nông nghiệp sẽ là lực lượng sản xuất chính => nông dân công xã.