Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức BÀI 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt...

BÀI 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?...

Đọc mục 1 trang 94 SGK Lịch sử 10. Vận dụng kiến thức giải Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 - BÀI 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam - Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước 1858). Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 19 dưới đây...Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

Bài tập 1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 63 SBT Lịch sử 10.

BÀI TẬP 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 19 dưới đây.

1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

A. Văn hoá Sa Huỳnh.

B. Văn hoá Đông Sơn.

C. Văn hoá Óc Eo.

D. Văn hoá Đồng Nai.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1 trang 94 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc còn gọi là văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ, văn minh Đông Sơn.

=> Chọn B.

2. Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Trống đồng Ngọc Lũ.

B. Tượng Phật Đồng Dương.

C. Phù điêu Khương Mỹ.

D. Tiền đồng Óc Eo.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc phần Em có biết? và quan sát hình 6 mục 1 SGK Lịch sử 10 trang 96.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hiện vật đây cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là Trống đồng Ngọc Lũ

=> Chọn A.

3. Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là

A. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Lạc dân.

B. Vua - Vương công, quý tộc - Bồ chính.

C. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Bồ chính.

D. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Tù trưởng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát Hình 3. Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang trang 95 SGK Lịch sử.

Answer - Lời giải/Đáp án

Công trình là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa là Tháp Bà Pô Na-ga.

=> Chọn B.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là Vua - Lạc hầu, Lạc tướng - Bồ chính.

=> Chọn C.

4. Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

A. Đất đai màu mỡ.

B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.

C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.

D. Khoáng sản phong phú.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-a trang 94 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn, đất đai màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,…khoáng sản có các mỏ đồng, sắt, thiếc, chì,…thuận lợi cho nghề luyện kim phát triển.

=> Chọn C.

5. Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là

A. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua.

B. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận.

C. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc.

D. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-b trang 95 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tổ chức nhà nước Văn Lang còn sơ khai nhưng đã không còn là tổ chức bộ lạc.

=> Chọn C.

6. Nội dung nào sau đây là biểu hiện cho sự phát triển kinh tế của cư dân Văn Lang - Âu Lạc?

A. Kỹ thuật luyện kim (đồ đồng) phát triển đến trình độ cao.

B. Có cảng thị Óc Eo là trung tâm buôn bán với nhiều quốc gia.

C. Có nhiều cảng thị nổi tiếng như: Đại Chiêm, Thị Nại,...

D. Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều quốc gia ở khu vực Đông Nam Á.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-b trang 95, 96 SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử lớp 6

Answer - Lời giải/Đáp án

Thời kì Đông Sơn, một số nghề thủ công (chế tác đá, làm gốm, mộc, dệt, luyện kim,…) phát triển mạnh mẽ. Trong đó nghề đúc đồng phát triển vượt bậc với nhiều sản phẩm được chế tác tinh xảo.

=> Chọn A.

7. Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?

A. Thành Cổ Loa.

B. Tháp Bà Pô Na-ga.

C. Cảng thị Óc Eo.

D. Tháp Phổ Minh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-b và quan sát hình 12 SGK Lịch sử 10

Answer - Lời giải/Đáp án

Công trình là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa là Tháp Bà Pô Na-ga.

=> Chọn B.

8. Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

A. Chữ Phạn.

B. Chữ Hán.

C. Chữ La-tinh.

D. Chữ Nôm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-b trang 101 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo chữ viết riêng của dân tộc mình.

=> Chọn A.

9. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm gì?

A. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

B. Có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

C. Có cội nguồn từ nền văn hoá ở khu vực Nam Bộ.

D. Chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và Tây Á.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-b SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn minh Chăm-pa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn minh Ấn Độ.

=> Chọn A.

10. Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?

A. Lễ hội Ka-tê.

B. Lễ hội Oóc Om Bóc.

C. Lễ hội Cơm mới.

D. Lễ hội Lồng tổng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình 10 trang 102 SGK Lịch sử 10

Answer - Lời giải/Đáp án

Lễ hội truyền thống của cư dân Chăm-pa là Lễ hội Ka-tê

=> Chọn A

11. Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

A. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.

B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.

C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.

D. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 2-b trang 102 SGK Lịch sử 10 và kết hợp tham khảo hướng dẫn giải câu 9 bài 1 SBT Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Trước khi tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, cư dân Sa Hùy đã duy trì nhiều tín ngưỡng truyền thống bản địa, bên cạnh đó người Chăm-pa cũng tiếp thu nhiều tôn giáo, những giá trị văn hóa khác nhau (chủ yếu là từ Ấn Độ).

=> Chọn A.

12. Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?

A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.

B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.

C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.

D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3-a trang 103 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam.

=> Chọn C.

13. Óc Eo là tên gọi của

A. một di chỉ khảo cổ học ở Nam Bộ.

B. một tỉnh thuộc Nam Bộ.

C. một tiểu quốc của Vương quốc Chân Lạp.

D. một cảng thị ở miền Trung và Tây Nguyên.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3-a trang 103 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa lâu đời ở khu vực Nam Bộ - văn hóa tiền Óc Eo.

=> Chọn A.

14. Cư dân Phù Nam phát triển loại hình kinh tế nông nghiệp nào sau đây?

A. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.

B. Kinh tế nông nghiệp nương rẫy.

C. Kinh tế chăn nuôi đại gia súc.

D. Kinh tế vườn - ao - chuồng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3-a trang 103 SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6

Answer - Lời giải/Đáp án

Loại hình kinh tế nông nghiệp phát triển nhất của cư dân Phù Nam đó là nông nghiệp trồng lúa nước và chăn nuôi.

=> Chọn A.

15. Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?

A. Hindu giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo.

C. Công giáo.

D. Nho giáo.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3-a trang 105 SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6

Answer - Lời giải/Đáp án

Văn minh Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn minh Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, tư tưởng, kiến trúc, tôn giáo,…

=> Chọn A.

16. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?

A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.

B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.

C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.

D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 3-a trang 104 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước ngày càng được hoàn thiện. Vương quốc Phù Nam trở thành vương quốc hùng mạnh, có ảnh hưởng rộng ra nhiều vùng đất ở khu vực Đông Nam Á.

=> Chọn A.

17. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?

A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ.

B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.

Advertisements (Quảng cáo)

C. Hình thành ở lưu vực các con sông.

D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-a, 2-a, 3-a SGK Lịch sử 10 và liên hệ kiến thức lịch sử 6

Answer - Lời giải/Đáp án

Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là đều hình thành ở lưu vực các con sông.

=> Chọn C.

18. Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của quốc gia cổ nào?

A. Văn Lang và Âu Lạc.

B. Chăm-pa và Phù Nam.

C. Văn Lang và Phù Nam.

D. Văn Lang và Chăm-pa.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc mục 1-b và quan sát Hình 3. Sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang trang 95 SGK Lịch sử.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đứng đầu là vua, giúp vua có các Lạc hầu, Lạc tướng là đặc điểm chung của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.

=> Chọn A.

19. Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?

A. Trống đồng Đông Sơn.

B. Phật viện Đồng Dương.

C. Thánh địa Mỹ Sơn.

D. Đồng tiền cổ Óc Eo.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs liên hệ với kiến thức lịch sử 6 kết hợp tham khảo sách báo và internet

Answer - Lời giải/Đáp án

Thành tựu đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới là Thánh địa Mỹ Sơn.

=> Chọn C


Bài tập 2

Hướng dẫn giải câu hỏi Bài tập 2 trang 65 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 2. Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây.

A. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều được hình thành trên vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.

B. Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đều có nguồn gốc hoàn toàn bản địa.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú là một cơ sở cho nghề luyện kim phát triển sớm ở Việt Nam.

D. Nhu cầu bảo vệ cuộc sống của cộng đồng là một cơ sở để hình thành nhà nước đầu tiên ở Việt Nam.

E. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam có hoạt động kinh tế đa dạng, trên cơ sở phát triển nông nghiệp.

G. Bộ máy nhà nước Văn Lang - Âu Lạc đơn giản nhưng có tính chuyên chế, tập quyên cao.

H. Trống đồng Đông Sơn là bảo vật chung của các cộng đồng cư dân cổ sinh sống trên đât nước Việt Nam.

I. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ là cơm, rau, cá,... Nhà ở chủ yếu là nhà sản.

K. Chữ Chăm cỏ được sáng tạo dựa vào chữ Phạn và được sử dụng đến ngày nay.

L. Tín ngưỡng của người Phù Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs đọc lại bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10, kết hợp liên hệ kiến thức lịch sử 6 và hệ thống hóa kiến thức.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các câu đúng: C, D, E, I, K. L.

Các câu sai: A, B, G, H


Bài tập 3

Hướng dẫn giải câu hỏi Bài tập 3 trang 65 SBT Lịch sử

BÀI TẬP 3. Ghép các ý ở cột A với cột B cho phù hợp nội dung lịch sử

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs đọc lại bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

1-a; 2-i; 3-c; 4-b; 5-e; 6-d; 7-g; 8-h.


Bài tập 4

Giải câu hỏi Bài tập 4 trang 66 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 4. Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs đọc lại bài 11: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

1 – Hình 1, 4, 6, 7.

2 – Hình 2, 5, 8.

3 – Hình 3, 9, 10.


Bài tập 5

Đáp án câu hỏi Bài tập 5 SBT Lịch sử 10 trang 67

BÀI TẬP 5.

5.1. Lập bảng hệ thống về cơ sở hình thành của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs đọc lại các mục 1-a, 2-a, 3-a SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cơ sở hình thành

Văn Lang – Âu Lạc

Chăm-pa

Phù Nam

Điều kiện tự nhiên

- Hình thành trên lưu vực các dòng sông như sông Hồng, sông Mã, sông cả,..

- Đất đai màu mỡ, hệ thống sông dày đặc, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,…thuận lợi cho nghề trồng lúa nước.

- Nhiều tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho nghề luyện kim sớm phát triển

- Hình tành, tồn tại và phát triển từ thế kỉ II đến thế kỉ XV

- Địa bản ở các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn Việt Nam ngày nay.

- Địa bàn chủ yếu là khu vực Nam Bộ Việt Nam, thuộc lưu vực hạ lưu sông Mê Công. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuật tiện cho thuyền bè lưu thông.

Cơ sở xã hội

- Có cội nguồn từ văn hóa Phùng Nguyên phát triển rực rỡ trong thời kỳ văn hóa Đông Sơn.

- Cư dân sinh sống thành từng làng. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng liên kết với nhau suy tôn thủ lĩnh chung.

=> Cơ sở để hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam

- Thế kỉ V TCN, cư dân văn hóa Sa Huỳnh cư trú ở vùng duyên hải, lưu vực các con sông và sâu trong nội địa.

- Cơ cấu xã hội là xã hội dạng lãnh địa hay liên minh cụm làng, đứng đầu là thủ lĩnh tối cao.

- Ngoài ra có thể một số nhóm người khác cùng kết hợp với người Sa Huỳnh tạo nên nền văn minh Chăm-pa.

- Bên cạnh đó Chăm-pa còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ

- Có cội nguồn từ nền văn hóa tiền Óc Eo.

- Kết cấu xã hội: Cấu trúc làng nông – chài – thương nghiệp hình thành từ cuối thiên niên kỉ I TCN. Đây là tiền đề cho sự xuất hiện của các đô thị sơ khai.

- Có sự kết hợp giữa cư dân bản địa với cư dân Nam Đảo di cư đến để hình thành vương quốc Phù Nam sau này.

5.2. Căn cứ vào kết quả của Bài tập phần 5.1, hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của các nền văn minh ấy.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs đọc lại các mục 1-a, 2-a, 3-a SGK Lịch sử 10 kết hợp với nội dung câu trả lời từ bài tập phần 5.1

Answer - Lời giải/Đáp án

- Giống nhau:

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

+ Cơ sở, kết cấu xã hội sơ khai làm tiền đề để hình thành nên nhà nước sơ khai là các làng/liên minh các làng.

+ Cư dân bản địa đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các nhà nước sơ khai.

- Khác nhau (bảng phần 5.1)

+ Sự ra đời nhà nước Chăm-pa chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn minh Ấn Độ.

+ Trong khi Văn Lang – Âu Lạc và Chăm-pa ra đời trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước phát triển mạnh mẽ thì vương quốc Phù Nam ra đời trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp phát triển cùng với thủ công nghiệp và thương nghiệp với.

+ Sự ra đời nhà nước Phù Nam có sự kết hợp giữa cư dân bản địa với cư dân Nam Đảo di cư đến.


Bài tập 6

Đáp án câu hỏi Bài tập 6 SBT Lịch sử 10 trang 67

BÀI TẬP 6. Hãy thống kê một số thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam theo gợi ý sau:

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hs đọc lại các mục 1-b, 2-b, 3-b SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Thành tựu trên các lĩnh vực

Văn minh Văn Lang – Âu Lạc

Văn minh Chăm-pa

Văn minh Phù Nam

Sự ra đời nhà nước

- Nhà nước Văn Lang xuất hiện cách ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN.

- Nhà nước Âu Lạc (208 - 179 TCN), kinh đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

- Đầu năm 192, nhà nước Lâm Ấp (sau này gọi là Chăm-pa), kinh đô là Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Quảng Nam) ra đời.

- Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.

Được thành lập trên cơ sở tập hợp nhiều tộc người, nhiều tiểu quốc. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực cao nhất, cai trị bằng cả vương quyền và thân quyền; giúp việc cho vua là các quan lại trong hệ thống chính quyền với nhiều cấp bậc.

Hoạt động kinh tế

- Khai phá đất đai, mở rộng diện tích trồng lúa bằng nhiều hình thức canh tác phù hợp.

- Có bước tiến về công cụ kỹ thuật canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề chăn nuôi, đánh cá, thủ công cũng phát triển.

- Có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công.

- Giỏi buôn bán bằng đường biển.

- Là một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất lúc bấy giờ.

- Một số nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam khá phát triển.

Đời sống vật chất

- Bữa ăn: lương thức chính là lúa, gạo; thức ăn gồm các loại rau, củ, quả và các sản phẩm của nghề đánh cá, săn bắt và chăn nuôi.

- Về trang phục: thường ngày phụ nữ mặc váy và áo yếm, đàn ông đóng khố, ở trần, đi chân đất.

- Về nhà ở: cư dân chủ yếu cư trú trong các nhà sàn bằng gỗ, tre, nứa, lá.

- Về phương tiện đi lại: người Việt cổ đi lại chủ yếu bằng đường thủy, phương tiện chính là thuyền, bè.

- Trang phục: 1 mảnh vải quấn quanh người từ phải sang trái và che ngang lưng đến chân. Mùa đông khoác thêm áo dày. Dân chúng đều đi chân đất, chi vua có giày, quan đi dép hoặc giày.

- Ở: nhà trệt, xây bằng gạch nung, tường có quét vôi bên ngoài.

- Bữa ăn: cơm, rau, cá,...

- Ở trong những ngôi nhà sàn rộng làm bằng gỗ, lợp mái lá, phù hợp với môi trường sông nước và khí hậu của vùng Nam Bộ.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền trên kênh, rạch, sông ngòi.

- Lương thực, thực phẩm chính của người Phù Nam là lúa gạo, các loại thịt, thủy hải sản.

- Trang phục: tương đối đơn giản - đàn ông đóng khố, ở trần; phụ nữ mặc váy và đeo một trang sức.

Đời sống tinh thần

- Tín ngưỡng: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng, thờ các vị thần tự nhiên và tín ngưỡng phồn thực.

- Nghệ thuật: Đạt đến trình độ thẩm mỹ khá cao, kỹ thuật cao, phản ánh đời sống tinh thần phong phú.

- Âm nhạc: khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.

- Tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội: Tiếp thu tôn giáo khác: Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo.

- Kiến trúc, điêu khắc: Thánh địa Mỹ Sơn,…Nghệ thuật điêu khắc thể hiện thông qua các bức tượng và phù điêu trang trí trên các đài thờ, đền tháp.

- Tín ngưỡng tôn giáo: có tín ngưỡng đa thần, tiêu biểu là thần Mặt trời.

- Phong tục tập quán: có tục chôn cất người chết bằng nhiều hình thức. Khi gia đình có tang, người thân phải cạo đầu, cạo râu và mặc đồ trắng.


Bài tập 7

Trả lời câu hỏi Bài tập 7 SBT Lịch sử 10 trang 67

BÀI TẬP 7.

7.1. Khai thác tư liệu sau giúp em nhận thức được điều gì về nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu chứng minh cho điều em nhận thức được.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại mục 1 SGK Lịch sử 10.

Answer - Lời giải/Đáp án

Qua khai thác tư liệu em biết được:

- Đặc trưng nổi bật của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc (dẫn chứng: đây thực chất là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước… nhà nước phôi thai).

- Giá trị, ý nghĩa của nền văn minh đó (dẫn chứng: chứng tỏ một trình độ phát triển khá cao, xác lập lối sống…quốc gia dân tộc sau đó)

- Trống đồng là một loại nhạc khí dùng trong các tế lễ như cầu mưa, lễ đưa ma, trong hội hè, là vật tượng trưng cho uy quyền của tù trưởng, thủ lĩnh; đây là vật tùy táng, chôn theo người chết,… Trống đồng là kết tinh sản phẩm lao động, sự sáng tạo của cư dân Việt Nam.

7. 2. Trình bày quan điểm của em về nhận định sau:

Ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có quan hệ mật thiết, lâu dài với nhau tạo nên đặc trưng truyền thống văn hoá Việt Nam: thống nhất trong đa dạng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS dựa vào kiến thức đã học về ba nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam: Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam để đưa ra lập luận, lý lẽ và dẫn chứng chứng minh cho tính thống nhất và đa dạng của ba nền văn minh cổ.

Gợi ý giải:

Nhận định trên là hoàn toàn chính xác

- Trước khi lãnh thổ Việt Nam được mở rộng, thống nhất và hoàn chỉnh dưới thời Nguyễn thì đã hình thành 3 nền văn minh, văn hóa ở những khu vực khác nhau, đó chính là văn minh Văn Lang – Âu Lạc, văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam.

- Mỗi nền văn minh có những đặc trưng riêng biệt, những thành tựu khác nhau cùng với đó đều có những tác động đến sự phát triển của lịch sử phát triển của văn minh Việt Nam nói chung.

- Tuy nhiên sự khác biệt, những nét độc đáo và bản sắc riêng của từng nền văn minh trong lãnh thổ Việt Nam không tạo ra sự đối lập, phân hóa thậm chí bài trừ lẫn nhau mà có sự thống nhất trong sự đa dạng để góp phần vào nền văn hóa chung, đa dạng của Việt Nam (…)


Bài tập 8

Giải câu hỏi Bài tập 8 trang 67 SBT Lịch sử 10

BÀI TẬP 8. Sưu tầm thêm tư liệu về một thành tựu văn minh cổ trên đất nước Việt Nam mà em ấn tượng nhất và làm thành một bài giới thiệu (dạng slide, video, clip ngắn,... ).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

HS tham khảo sách báo và internet, kết hợp với những kiến thức đã học.

Gợi ý giải:

(file đính kèm) Giới thiệu trống đồng Ngọc Lũ