Câu hỏi trang 88 1
Những bộ phận nào dưới đây không có ở virus?
A. Protein
B. Ribosome
C. Acid nucleic
D. Một số loại enzyme
Về mặt cấu trúc, tất cả các loại virus đều được cấu tạo từ lõi là nucleic acid và vỏ là protein. Ngoài ra, một số loại virus động vật còn có thêm lớp màng kép phospholipid ở bên ngoài. Trong đó, loại virus RNA ngoài RNA và vỏ capsid, mỗi hạt virus còn có thêm một số loại enzyme.
Chọn đáp án B
Câu hỏi trang 88 2
Khi virus HIV tồn tại trong hệ gene người dưới dạng tiền virus thì hệ gen của HIV được nhân lên bằng cách nào trong số các cách nêu dưới đây?
A. Enzyme phiên mã của tế bào phiên mã ra các hân tử RNA của HIV
B. Enzyme của virus phiên mã từ tiền virus ra các phân tử RNA của HIV
C. Có một số phân tử RNA của HIV được bảo quản trong tế bào người dùng làm khuôn để tạo ra các phân tử RNA của HIV ngay cả khi hệ gene của HIV đã tích hợp vào hệ gene người
D. Hệ gen của HIV được nhân bản cùng sự nhân bản của hệ gene người khi tế bào người phân chia
Khi virus HIV tồn tại trong hệ gene người dưới dạng tiền virus thì hệ gen của HIV được nhân nhân bản cùng sự nhân bản của hệ gene người khi tế bào người phân chia
Chọn đáp án D
Câu hỏi trang 88 3
Nguyên nhân nào khiến virus cúm dễ phát sinh ra những chủng virus mới?
A. Vật chất di truyền của chúng là DNA
B. Chúng có nhiều loại vật chủ khác nhau
C. Chúng không có lớp vỏ nên dễ bị đột biến
D. Vật chất di truyền của chúng là RNA
Do vật chất di truyền của chúng là RNA nên virus cúm dễ phát sinh ra những chủng virus mới.
Chọn đáp án D
Câu hỏi trang 88 4
Dùng thuốc điều trị bệnh ADIS để điều trị bệnh cúm sẽ không đem lại hiệu quả thuốc cao là vì
A. vật chất di truyền của hai loại virus này là hai loại nucleic khác nhau
B. số lượng phân tử acid nucleic của hai loại khác nhau
C. các protein của HIV khác với các protein của virus cúm
D. virus HIV có vỏ bọc còn virus cúm thì không
Dùng thuốc điều trị bệnh AIDS để điều trị bệnh cúm sẽ không đem lại hiệu quả thuốc cao là vì các protein của HIV khác với các protein của virus cúm.
Chọn đáp án C
Câu hỏi trang 89 5
Vật chất di truyền của một virus là
A. DNA
B. RNA
C. DNA và RNA
D. DNA hoặc RNA
Vật chất di truyền của một virus là DNA hoặc RNA
Chọn đáp án D
Câu hỏi trang 89 6
Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng trình tự của một phần trong chu kì nhân lên của virus HIV?
Tích hợp DNA mạch kép vào hệ gene của tế bào chủ
Tổng hợp protein của virus
DNA của virus được phiên mã thành RNA của virus
Enzyme phiên mã ngược tổng hợp DNA mạch đơn từ RNA của virus
Tổng hợp mạch DNA có trình tự bổ sung với mạch DNA được phiên mã ngược từ RNA
A. 5 → 2 → 1 → 3 → 4
B. 5 → 2 → 3 → 4 → 1
C. 4 → 1 → 2 → 3 → 5
D. 4 → 5 → 1 → 3 → 2
Trình tự của một phần trong chu kì nhân lên của virus HIV là:
4. Enzyme phiên mã ngược tổng hợp DNA mạch đơn từ RNA của virus
5. Tổng hợp mạch DNA có trình tự bổ sung với mạch DNA được phiên mã ngược từ RNA
1. Tích hợp DNA mạch kép vào hệ gene của tế bào chủ
3. DNA của virus được phiên mã thành RNA của virus
2. Tổng hợp protein của virus
Chọn đáp án D
Câu hỏi trang 89 7
Cho các bước trong quá trình nhân lên của virus như sau:
1. Sự xâm nhập; 2. Lắp ráp; 3. Tổng hợp; 4. Hấp phụ; 5. Giải phóng
Trình tự nào dưới đây phản ánh đúng diễn biến quá trình nhân lên của virus?
A. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
B. 4 → 1 → 3 → 2 → 5
C. 4 → 1 → 2 → 3 → 5
D. 4 → 3 → 1 → 2 → 5
Diễn biến quá trình nhân lên của virus bao gồm các giai đoạn lần lượt như sau:Hấp phụ → Sự xâm nhập→ Tổng hợp→ Lắp ráp→ Giải phóng.
Chọn đáp án B
Câu hỏi trang 89 8
Khẳng định nào dưới đây về sự bùng nổ của một dịch virus mới nổi là đúng?
A. Virus chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác
B. Virus mới được hình thành do sự tái tổ hợp vật chất di truyền của hai loại virus khác nhau
C. Đột biến ở một loại virus mà nó chỉ lây nhiễm được ở người
D. Virus bằng cách nào đó có thể vô hiệu hoá hệ miễn dịch của người
Khi hai loại virus cùng ở trong tế bào vật chủ thì vật chất di truyền của chúng có thể được tái tổ hợp lại tạo ra virus mới có khả năng chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác hoặc thay đổi động lực của virus
Chọn đáp án B
Câu hỏi trang 90 9
Hiện tượng nào dưới đây không tìm thấy trong chu kì tan của virus?
A. Tổng hợp các đại phân tử sinh học
Advertisements (Quảng cáo)
B. Sự xâm nhập của virus vào tế bào chủ
C. Lắp ráp các bộ phận tạo ra các virus mới
D. Tích hợp hệ gene của virus vào hệ gene của tế bào chủ
Chu kì sinh tan của virus gồm: Hấp phụ: virus gắn vào tế bào → Xâm nhập: tiêm DNA vào tế bào → Tổng hợp: tổng hợp protein và DNA → Lắp ráp: lắp ráp các bộ phận tạo nên virus mới → Giải phóng: phá vỡ tế bào
Chọn đáp án D
Câu hỏi trang 90 10
Hãy ghép các ô chữ tách rời vào vị trí thích hợp và trả lời các câu hỏi (?) trong bản đồ khái niệm dưới đây:
Câu hỏi trang 90 11
Vẽ bản đồ khái niệm với khái niệm sau đây: Virus, Vật chất di truyền, DNA, RNA, Vỏ capsid, Vỏ ngoài, Quá trình nhân lên, Hấp phụ, Xâm nhập, Tổng hợp, Lắp ráp, Giải phóng, Sinh tan, Tiềm tan.
Dựa vào các khái niệm, ta có bản đồ sau:
Câu hỏi trang 90 12
Nêu những điểm khác biệt giữa chu kì nhân lên của virus theo kiểu tiềm tan và sinh tan
Chu trình tiềm tan và chu trình sinh tan của virus có đặc điểm khác biệt về cơ chế, kết quả của mỗi chu trình
Câu hỏi trang 90 13
Virus gây bệnh cho người bằng những cách nào?
Nắm được cơ chế gây bệnh cho người của virus
- Virus có cơ chế nhân lên kiểu sinh tan sẽ phá hủy các tế bào cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh đến mức nào.
- Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biêu hiện triệu chứng bệnh. Một số virus khác có các thành phần cấu tạo như protein vỏ ngoài cũng có thể gây bệnh
- Virus có cơ chế nhân lên kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
Câu hỏi trang 90 14
Hãy đề xuất cơ chế có thể làm xuất hiện virus mới nổi gây bệnh cho người khi con người phá rừng trồng các cây nông, lâm nghiệp
Nắm được cơ chế gây bệnh ở thực vật do virus để có cách phòng tránh hiệu quả.
-Khi con người phá rừng trồng các cây nông, lâm nghiệp có thể tồn tại các mảnh vụn hữu cơ của các cây đã chết mang mầm bệnh virus. Chính vì thế, việc tiêu hủy các cây đã nhiễm bệnh, vệ sinh đồng ruộng đúng cách là vô cùng quan trọng.
- Không những thế, có rất nhiều virus thực vật được phát tán qua các loài côn trùng nên cần phòng trừ côn trùng truyền bệnh trước khi trồng các cây nông, lâm nghiệp.
- Khi chọn các giống cây nông, lâm nghiệp cũng cần chú ý chọn giống kháng virus, khử trùng các dụng cụ làm vườn để tránh việc xuất hiện virus cho cây trồng.
Câu hỏi trang 90 15
Con người đã thành công trong công việc xóa sổ một số virus gây bệnh ở người. Theo em, những loại virus gây bệnh như thế nào thì dễ bị con người tiêu diệt hoàn toàn? Loại virus như thế nào thì khó loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể người?
Virus tồn tại trên toàn thế giới, nhưng sự lây lan của chúng bị hạn chế bởi sức đề kháng tự nhiên, miễn dịch từ các lần nhiễm virus trước đó hoặc vắc xin phòng ngừa trước, các biện pháp kiểm soát sức khỏe cộng đồng và các loại thuốc chống virus dự phòng khác.
Bệnh do virus có thể được loại bỏ bằng các loại vắc xin tốt. Bệnh đậu mùa đã được thanh toán vào năm 1978, và bệnh dịch hạch ở gia súc (do một virus liên quan chặt chẽ đến virus sởi ở người) đã được loại trừ vào năm 2011. Bại liệt đã được thanh toán ở hầu hết các quốc gia trừ một số quốc gia nơi hạ tầng và tín ngưỡng tôn giáo còn cản trở việc tiêm phòng. Sởi gần như đã bị thanh toán ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Mỹ, nhưng vì bệnh sởi rất dễ lây và việc tiêm vắc xin không đầy đủ, thậm chí ở các vùng mà nó được xem là đã được thanh toán nên việc loại bỏ hoàn toàn bệnh sởi không diễn ra trong tương lai gần.
Câu hỏi trang 91 16
Tại sao khi xâm nhập vào tế bào của hệ miễn dịch người HIV lại không gây ra triệu chứng bệnh lý ngay mà nhiều năm sau người nhiễm HIV mới biểu hiện triệu chứng AIDS?
Dựa vào quá trình nhân lên của HIV
Khi xâm nhập vào tế bào của hệ miễn dịch người HIV lại không gây ra triệu chứng bệnh lý ngay mà nhiều năm sau người nhiễm HIV mới biểu hiện triệu chứng AIDS vì virus HIV vào cơ thể bám vào tế bào lympho T, vô hiệu hóa Lympho T và dùng tế bào lympho bị bệnh làm tế bào chủ để sinh sản, tạo ra các virus HIV con tiếp tục vô hiệu hóa tế bào lympho khác dẫn đến cơ thể mất khả năng đề kháng với các loại bệnh khác xâm nhập vào cơ thể (bệnh cơ hội).
Câu hỏi trang 91 17
HIV truyền từ người này sang người khác bằng những con đường nào?
Nắm được phương thức lây truyền và cách phòng chống hội chứng AIDS
HIV lây truyền từ người này sang người khác theo ba con đường:
+ Qua đường máu: Người có vết thương hở, khi tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch tiết của người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao. Sử dụng chung bơm kim tiêm, dụng cụ xăm mình với người nhiễm HIV cũng khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.
+ Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV sẽ có nguy cơ lây bệnh cao, đặc biệt trong trường hợp không sử dụng các biện pháp bảo vệ
+ Mẹ truyền sang con: Những người mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus cho con qua nhau thai và qua sữa mẹ
Câu hỏi trang 91 18
Một bạn học sinh thắc mắc hỏi: Virus đầu tiên trên trái đất xuất hiện từ đâu? Bạn đó tự đưa ra giả thuyết cho rằng, virus có cấu tạo đơn giản nên xuất hiện trước trên Trái Đất từ các hợp chất đơn giản, sau đó tiến hoá có thêm các bộ phận khác của tế bào nên dần hình thành nên những tế bào đầu tiên. Với những gì đã học về virus, em có đồng ý hay không đồng ý với giả thuyết của bạn?
Dựa vào đặc điểm và cấu tạo của virus để chứng minh giả thuyết
Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước vô cùng bé và chỉ được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống. Virus không có khả năng sinh sản cũng như các hoạt động chuyển hóa khi ở bên ngoài tế bào do chưa có đủ thành phần cấu tạo của một tế bào hoàn chỉnh nên virus được coi là vật kí sinh bắt buộc trong tế bào. Chính vì vậy, giả thuyết của bạn đưa ra chưa thực sự chính xác
Câu hỏi trang 91 19
Virus sinh học có đặc điểm gì giống với virus máy tính?
Hiểu được bản chất, cách thức hoạt động của virus sinh học và virus máy tính.
- Chúng đều là một chuỗi mã
- Khi có sự bùng phát đều gây nguy hiểm tới con người, lây nhiễm với một mức độ lớn
Ngoài ra, giữa virus sinh học và virus máy tính còn có các đặc điểm tương tự như sau:
Virus sinh học:
-
Chỉ tái tạo bên trong các tế bào của một sinh vật sống.
-
Tái tạo bên trong một sinh vật trong một khoảng thời gian mà không có bất kỳ triệu chứng nào; được gọi là thời kỳ ủ bệnh.
-
Có thể tạo ra các bản sao đột biến có khả năng kháng kháng thể và thuốc.
-
Có thể tấn công và/hoặc làm tổn hại hệ thống miễn dịch để bảo vệ bản thân.
Virus máy tính:
-
Tái tạo bằng cách sao chép chính nó vào các chương trình máy tính khác.
-
Có thể được lập trình để gây hại chỉ sau một sự kiện nhất định, như ra mắt ứng dụng.
- Có thể thay đổi code trong các bản sao để tránh bị phần mềm diệt virus phát hiện.
- Có thể chặn phần mềm diệt virus
Câu hỏi trang 91 20
Một trong những thành tựu của công nghệ tế bào là công nghệ thay thế gene gây bệnh của tế bào bằng gene lành (liệu pháp gene). Các nhà khoa học lợi dụng đặc điểm nào của virus để chuyển gene vào tế bào học?
Liệu pháp gen là kỹ thuật sử dụng gen để ngăn ngừa và điều trị bệnh bằng cách thay thế gen bị đột biến bằng gen khỏe mạnh, làm bất hoạt gen bị đột biến sai chức năng hoặc đưa 1 gen mới vào cơ thể để chữa bệnh.
Virus có thể lây nhiễm các tế bào và đưa gen của mình vào ADN của người nên các nhà khoa học đã lợi dụng đặc điểm của virus để đưa gen cần chuyển vào gen của virus, sau đó lây nhiễm virus này vào các tế bào người. Sau khi lây nhiễm, virus sẽ đưa gen cần thiết vào ADN của người.
Câu hỏi trang 91 21
Thể thực khuẩn có thể chuyển gene từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác bằng cách nào? Liệu có thể sử dụng virus có đặc điểm tương tự như thể thực khuẩn để chuyển một gene nào đó từ tế bào của loài này sang loài khác?
Thể thực khuẩn - loại virus kí sinh ở vi khuẩn
Để thể thực khuẩn có thể chuyển gene từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác, DNA của virus được tiêm vào trong tế bào của vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài. Hầu hết các thực khuẩn đều sử dụng một “đuôi” chuyên biệt để đâm và xuyên qua màng của vi khuẩn, cho phép virus đưa vật chất di truyền nó vào môi trường nội bào của vi khuẩn. Chính “đuôi” của virus sẽ quyết định tới khả năng thành công của cơ chế của vi rút lây nhiễm vi khuẩn.