Trang chủ Lớp 10 SBT Văn 10 - Kết nối tri thức Giải bài tập 2 Viết trang 6 SBT Văn 10 Kết nối...

Giải bài tập 2 Viết trang 6 SBT Văn 10 Kết nối tri thức: Chú ý tới hoàn cảnh sáng tác, nội dung, quan điểm sáng tác của tác giả....

Giải bài tập 2 Viết trang 6 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức - Viết bài 6, Bài 6. Nguyễn Trãi - Dành còn để trợ dân này - SBT Văn 10 - Kết nối tri thức:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn trình bày suy nghĩ của bạn về quan niệm sống được Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí, bài 3.

- Đọc lại văn bản Ngôn chí, bài 3.

- Chú ý tới hoàn cảnh sáng tác, nội dung, quan điểm sáng tác của tác giả.

- Lập dàn ý cho bài viết của mình.

Answer - Lời giải/Đáp án

Mở bài:

Dẫn dắt vấn đề: Quan niệm sống của Nguyễn Trãi gửi gắm trong bài thơ Ngôn chí, bài 3.

Thân bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, quê ở Hải Dương. Là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu nỗi thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc.

- Ngôn chí là chùm thơ gồm 21 bài trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Ở đây nhan đề Ngôn chí không giới hạn “nói chí” trong phạm vi hẹp (ý chí, chí khí, chí nam nhi) mà hàm chứa chí lẫn tình nhà thơ. Bài thơ được sáng tác khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.

Quan niệm sống của Nguyễn Trãi được thể hiện trong bài thơ Ngôn chí (bài 3).

Nguyễn Trãi còn là một con người yêu thiên nhiên.

- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn tinh tế, rộng mở, lãng mạn với những vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Bức tranh thiên nhiên đẹp, bình dị, dân dã hiện lên thông qua các hình quen thuộc như “am trúc, hiên mai” đến “ngõ cày đất ải”. Thiên nhiên ở vùng quê thật yên bình nhưng vẫn toát lên vẻ thanh tao.

- Con người hoà mình vào thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của bản thân. Qua bài thơ cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.

Nguyễn Trãi là người có quan niệm sống giản dị mà thanh cao.

- Nguyễn Trãi là người có tư tưởng “lánh đục tìm trong”, quyết rời xa vòng danh lợi để tìm cho mình sự thanh tịnh trong tâm hồn.Ông quyết định rời khỏi thị phi, ồn ào, tranh giành đấu đá, nơi bon chen cường quyền để về ở ẩn tại quê nhà.

- Ở chốn bình yên, Nguyễn Trãi đã lựa chọn cho mình một cuộc sống giản dị: ngày ngày thưởng nguyệt ngắm hoa, bữa ăn đạm bạc chỉ có dưa muối nhưng tác giả vẫn vui vẻ ngâm thơ, tận hưởng cuộc sống. (“Cơm ăn dầu có dưa muối/ Áo mặc nài chi gấm là”; “Trong khi hứng động vừa đêm tuyết/ ngâm được câu thần dặng dặng ca).

→ Hoà mình vào thiên nhiên, sống một cuộc đời thanh bạch không bon chen tư lợi.

Đánh giá về quan điểm sống của Nguyễn trãi.

→ Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, yêu nước thương dân. Ông là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”. Dù sống ở chốn quan trường hay thôn quê, Nguyễn Trãi cũng bộc lộ rõ những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về con người và thời cuộc “cuồn cuộn như nước triều đông”

→ Thông qua Ngôn chí (bài 3) có thể thấy Nguyễn Trãi dành nhiều tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Thiên nhiên trong thơ ca ông có những bức tranh lụa xinh xắn, phảng phất trong phong vị thơ Đường, lại có những bức tranh bình dị, dân dã của một vùng quê thanh bình.

→ Từ bỏ chốn quan trường, không đem sức mình cống hiến cho đất nước, quan điểm sống của Nguyễn Trãi ít nhiều mang tính tiêu cực. Tuy nhiên trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, để giữ cho mình sự thanh cao, trong sạch thì việc lựa chọn cuộc sống ẩn dật, lối sống giản dị lại mang tính chất tích cực. 

→ Trong xã hội ngày nay, quan niệm sống ấy vẫn còn nguyên giá trị đối với con người hiện đại. Thay vì bon chen nơi thành phố đông đúc, cạnh tranh, giành giật nhau, một số bộ phận thanh niên lựa chọn về quê để trồng rau nuôi cá, để tìm cho mình những khoảnh khắc thư thái, bình yên, hạnh phúc.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.