Trang chủ Lớp 10 SBT Văn 10 - Kết nối tri thức Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19...

Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 SBT Văn lớp 10 Kết nối tri thức: Văn bản có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc loại nào và...

Giải bài tập 3 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 19 sách bài tập Văn 10 – Kết nối tri thức – Đọc và thực hành tiếng Việt bài 4, Bài 4. Sức sống của sử thi – SBT Văn 10 – Kết nối tri thức: Trước khi trích dẫn trực tiếp, tác giả thường dẫn dắt như thế nào? Phần dẫn dắt đó có tác dụng gì?

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Văn bản có bao nhiêu cước chú? Các cước chú đó thuộc loại nào và có tác dụng gì?

– Đọc đoạn kĩ đoạn trích Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên trong SBT Ngữ văn 10, tập 1, tr.19. 

– Chỉ ra phần cước chú có trong văn bản, phân loại và nêu tác dụng.

Văn bản có 6 cước chủ. Các cước chủ đó đều là chú thích về nguồn gốc các trích dẫn được sử dụng trong văn bản.

Tác dụng: Giúp người đọc hiểu văn bản và dễ dàng theo dõi.

Câu 2

Trước khi trích dẫn trực tiếp, tác giả thường dẫn dắt như thế nào? Phần dẫn dắt đó có tác dụng gì?

– Đọc đoạn kĩ đoạn trích Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên trong SBT Ngữ văn 10, tập 1, tr.19. 

– Chỉ ra cách dẫn dắt của tác giả và nêu tác dụng.

Trước khi trích dẫn trực tiếp, tác giả thường giới thiệu sơ lược về tác giả, nội dung chính và nguồn trích dẫn. Phần dẫn dắt này giúp người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được những thông tin chính sẽ được trình bày trong phần trích dẫn phía sau.

Câu 3

Các thông tin trong phần cước chú được trình bày như thế nào?

– Đọc đoạn kĩ đoạn trích Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên trong SBT Ngữ văn 10, tập 1, tr.19. 

– Chú ý phần cước chú trong đoạn trích.

Các thông tin trong phần cước chủ được trình bày theo trật tự: tên tác giả (năm xuất bản), tên tài liệu, xuất xứ tài liệu. Trong đó, tên tài liệu được in nghiêng.

Advertisements (Quảng cáo)

Câu 4

Bạn đánh giá như thế nào về các trích dẫn được sử dụng trong văn bản? Theo bạn, các thông tin được trích dẫn này có thực sự khách quan và đáng tin cậy không? Vì sao?

– Đọc đoạn kĩ đoạn trích Sử thi – niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên trong SBT Ngữ văn 10, tập 1, tr.19. 

– Lý giải và nêu ý kiến của bản thân.

Tác giả sử dụng các trích dẫn từ nhiều nguồn khác nhau: từ lời giới thiệu trong cuốn Bài ca chàng Đăm Xăn của một công sứ người Pháp, từ một trí thức người Ê-đê, từ một nhà nghiên cứu văn học dân gian người Kinh, từ một nhà nghiên cứu văn học dân gian người Ê-đê. Những trích dẫn đa dạng về nguồn gốc này tạo nên cái nhìn đa chiều về khan Ê-đê, cho thấy sức sống và vẻ đẹp của khan Ê-đê không chỉ thể hiện trong quá khứ mà trong cả đời sống hiện tại.

Để đánh giá các trích dẫn có khách quan và đáng tin cậy hay không, bạn cần xem xét các thông tin được trích dẫn trong nhiều bình diện: thông tin tác giả, nơi công bố, thời gian công bố văn bản, vị trí của phần trích dẫn trong văn bản gốc. Chẳng hạn: Trích dẫn đầu tiên của Sa-bát-ti-ê có rất nhiều chi tiết đáng lưu ý, ví dụ: “Đó là một bằng chứng không chối cãi được rằng những bộ lạc Đắk Lắk đã có một cuộc sống khác với người “Mọi” khốn khổ hôm nay”, “Tôi gặp lại ở hiên toà sứ, ông già mù khoác một tấm chăn sờn rách thảm hại”. Những chi tiết này thể hiện sự đánh giá khan Ê-đê từ điểm nhìn của một người Pháp, trong đó không tránh khỏi dụng ý khẳng định vị thế của người Pháp đối với các dân tộc bản địa. Mặc dù đã cố gắng hết sức để miêu tả một cách khách quan vẻ đẹp và sức sống của sử thi Ê-đê, nhưng người viết đã không tránh khỏi những thiên kiến nhất định.

Câu 5

Qua văn bản, bạn biết thêm điều gì về hình thức diễn xướng của sử thi Tây Nguyên, về người kể chuyện và người nghe sử thi?

Dựa vào những kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi.

Qua văn bản, ta có thể biết thêm rất nhiều điều về hình thức diễn xướng của sử thi Tây Nguyên. Sử thi Tây Nguyên thường được diễn xướng trong nhà rông, trong đó những thành viên công xã ngồi thành nhóm quanh đống lửa, dưới trời đêm, trong ánh sáng yếu ớt, giữa không gian yên tĩnh của nhà rông. Cả người kể và người nghe đều chìm trong thế giới sử thi. Họ không chỉ nghe và kể mà sống cùng với câu chuyện. Nghe kể khan là một phần đời sống của người Tây Nguyên, là phần huyền thoại, là giấc mơ, phần siêu thực trong đời sống của họ, và vì thế, sử thi không phải chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà chính là một cuộc sống thứ hai của người Tây Nguyên.

Câu 6

Theo tác giả, sử thi Tây Nguyên có vai trò gì trong đời sống văn hoá của người Tây Nguyên?

Đọc kĩ văn bản.

– Sử thi Tây nguyên có vai trò quan trọng, được xem là món ăn tinh thần trong đời sống văn hoá của người Tây Nguyên. Khi nghe sử thi, người Tây Nguyên được sống, hoá thân vàp các nhân vật trong câu chuyện.

– Sử thi là niềm tự hào của nhân dân Tây Nguyên: là một phần đời sống của người Tây Nguyên, là phần huyền thoại, là giấc mơ, phần siêu thực trong đời sống của họ, và vì thế, sử thi không phải chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà chính là một cuộc sống thứ hai của người Tây Nguyên.