Đọc lại văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 83), đoạn từ “Tôi rất ghét cái định kiến quái gở” đến “đổi bát mồi hôi lấy từng hạt chữ” và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Đoạn trích cho biết quan điểm của tác giả về vấn đề gì?
Đọc lại đoạn hai của văn bảnChữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 83).
Đoạn trích thể hiện quan điểm của tác giả về sự công phu, nhọc nhằn của hoạt động sáng tạo thơ (hay lao động thơ).
Câu 2
Xác định luận điểm chính của đoạn trích và chỉ ra nét độc đáo trong cách nếu luận điểm của tác giả.
Đọc lại đoạn hai của văn bảnChữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 83).
Luận điểm chính của đoạn trích là bày tỏ sự đồng cảm, đồng tình với những “nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điển trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”
Nét độc đáo trong cách nêu luận điểm của tác giả:
- Đầu tiên, tác giả gây chú ý bằng việc tỏ thái độ bác bỏ thẳng thừng đối với định kiến mà ông gọi là “quái gở”: “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”. Theo ông, đây hẳn là một cách cắt nghĩa hời hợt dựa vào thuyết định mệnh.
- Tiếp theo, tác giả xác định lí do "tàn lụi sớm” không ở chỗ “chín sớm” mà ở thái độ không đúng của nhiều nhà thơ khi nghĩ về nghề và làm nghề – nghề thơ. Quả là nhiều người “chủ yếu sống bằng vốn trời cho”, mà theo tác giả, “những người “cho” đều bủn xỉn”, chẳng nên kì vọng gì nhiều. Cách liên hệ – so sánh của tác giả rất thú vị, giúp người đọc nhanh chóng nhìn ra bản chất của vấn đề.
- Luận điểm chính của đoạn trích được nêu cuối cùng, sau bước “dọn đường” bằng những lí lẽ phản biện sắc sảo với cả người nêu nhận định về “chín sớm” lẫn những nhà thơ chưa có ý thức đẩy đủ về công phu lao động chữ nghĩa của nghề thơ.
Câu 3
Theo bạn, vì sao tác giả ghét cái định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”?
Đọc lại đoạn hai của văn bảnChữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 83).
Tác giả ghét định kiến cho rằng “các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm” có thể vì:
- Định kiến này xuất phát từ một cách nhìn nhận, đánh giá phiến diện về lĩnh vực sáng tạo thơ.
- Định kiến này có thể ru ngủ nhà thơ, khiến họ cam chịu trước điều vẫn được cho là “định mệnh” không muốn vượt lên với nỗ lực cao nhất.
Câu 4
Nếu dự đoán về những lí lẽ mà người đọc có thể đưa ra để phản bác ý kiến của tác giả. Về phần mình, bạn muốn đối thoại với tác giả ở điểm nào?
Dựa vào trải nghiệm của bản thân.
Ý kiến đã nêu của tác giả đi ngược với quan niệm của nhiều người, cũng là đi ngược với một nhận thức phổ biến lâu nay, nhất là khi thơ lãng mạn đang tạo ảnh hưởng lan rộng trong đời sống văn học. Hiển nhiên, những người không đồng tình với tác giả có thể đưa ra một số lí lẽ phản bác như:
- Không thể bác bỏ sự tồn tại của những yếu tố thường được gọi là “định mệnh” bao hàm trong nhận định “chín sớm nên cũng tàn lụi sớm”. Thực tế văn học có thể cung cấp vô số ví dụ minh chứng cho điều này.
- Không thể đánh đồng lao động thơ với các loại lao động khác. Sự gắng sức, “lầm lũi” lao động, “đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ” trong sáng tạo nghệ thuật không phải bao giờ cũng đưa lại kết quả như mong muốn. Có khi, nó chỉ góp thêm bằng chứng cho thấy sự bất lực của nhà thơ, người nghệ sĩ mà thôi.
Trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt và quan điểm riêng của mỗi người, bạn có thể triển khai cuộc đối thoại với tác giả ở những điểm mà mình có cơ sở để nghĩ khác.
Câu 5
Phân tích nghệ thuật ẩn dụ được sử dụng trong câu cuối của đoạn trích.
- Đọc lại đoạn hai của văn bản Chữ bầu lên nhà thơ trong SGK Ngữ văn 10, tập một (tr. 83).
- Vận dụng kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Câu cuối của đoạn trích là: “Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. – ở đây, tác giả đã dùng biện pháp ẩn dụ để biểu đạt luận điểm của mình: một nắng hai sương, lực điền, cánh đồng giấy, hạt chữ. Rõ ràng, đằng sau những từ ngữ ấy là một so sánh ngầm, dựa trên sự phát hiện về mối tương đồng giữa hoạt động sáng tạo của nhà thơ và lao động của người nông dân trên đồng ruộng, xét trên cả hai mặt: sự lao khổ và thành tựu cuối cùng có được. Đối với một đất nước