Câu hỏi/bài tập:
Một ô tô chuyển động trên đường thẳng. Đồ thị vận tốc – thời gian của nó được biểu diễn ở hình 1.7
a. Tính độ lớn dịch chuyển tổng hợp từ t = 0 s đến t = 50 s.
b. Tính độ lớn độ dịch chuyển trong khoảng thời gian từ t = 10 s đến t = 40 s
c. Tìm gia tốc của xe trong các khoảng thời gian: từ 0 s đến 15 s; từ 15 s đến 40 s và từ 40 s đến 50 s.
d. Viết biểu thức liên hệ thời gian và khoảng cách từ vị trí xuất phát đến vật cho mỗi giai đoạn của chuyển động: OA, AB và BC.
e. Tìm vận tốc trung bình của ô tô trong khoảng thời gian từ t = 0 s đến t = 50 s.
a) Độ dịch chuyển từ t = 0s đến t = 50s bằng diện tích của phần bên dưới đồ thị v – t:
d0-50 = ½ . (50 + 50 – 15 – 10) . 50 = 1875m
b) Độ dịch chuyển từ t = 10s đến t = 40s là:
d10-40 = ½ . (50 – 33) . (15 – 10) + 50 . (40 – 15) = 1292,5m
c) Gia tốc của xe trong khoảng 0 ≤ t ≤ 15s là:
Advertisements (Quảng cáo)
a0-15 = (50 – 0) : 15 = 3,3 m/s2
Gia tốc của xe trong khoảng 15s ≤ t ≤ 40s là:
a15-40 = 0 (do xe chuyển động thẳng đều)
Gia tốc của xe trong khoảng 40s ≤ t ≤ 50s là:
a40-50 = (0 – 50) : (50 – 40) = -5,0 m/s2
Gia tốc có độ lớn 5,0 m/s2 và ngược chiều chuyển động.
d) Trong đoạn OA, 0 ≤ t ≤ 15s
xOA = 0 + ½ (a0-15 t2) = ½ . 3,3 . t2 = 1,65 t2
Trong đoạn AB, 15s ≤ t ≤ 40s
xAB = ½ (15s) (50 m/s – 0) + (50 m/s) (t – 15s)
Trong đoạn BC, 40 ≤ t ≤ 50s
xBC = 375m + 1250m + ½ (a40-50) (t – 40s)2 + (50 m/s) (t – 40s)
xBC = 250 . t – 2,5 t2 – 4375
e) Vận tốc trung bình: v = 1875 : 50 = 37,5 m/s.