Câu hỏi/bài tập:
Tại một thời điểm, ở vị trí M trên đoạn đường thẳng có xe máy A chạy qua với tốc độ 30 km/h. Sau 10 phút, cũng tại vị trí M, có xe máy B chạy qua với tốc độ 40 km/h để đuổi theo xe máy A. Giả sử hai xe máy chuyển động thẳng với tốc độ xem như không đổi.
a) Tính thời gian để xe máy B đuổi kịp xe máy A.
b) Tính quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp.
Vận dụng công thức về thời gian gặp nhau của hai vật cùng chiều:\(t = \frac{s}{{{v_1} - {v_2}}}\)
, trong đó t là thời gian hai vật gặp nhau, S là khoảng cách giữa hai vật, v1 và v2 là vận tốc của 2 vật.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Quãng đường mà xe máy A đã đi được sau 10 phút là:
\(s = {v_A}.\Delta t = 30.\frac{1}{6} = 5\,km.\)
Thời gian để xe máy B đuổi kịp xe máy A là:
\({t_B} = \frac{s}{{{v_B} - {v_A}}} = \frac{5}{{40 - 30}} = 0,5\,h.\)
b) Quãng đường mà xe máy A đã đi được đến khi xe máy B đuổi kịp là:
\(\)\({s_A} = {v_A}.{t_A} = {v_A}.(\Delta t + {t_B}) = 30(\frac{1}{6} + \frac{1}{2}) = 20km\)