Câu hỏi trang 9
Mở đầu
Quan sát Hình 2.1 và cho biết cây nào thuộc các nhóm cây hàng năm, cây lâu năm, cây thân gỗ, cây thân thảo? |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 9 và quan sát hình vẽ 2.1 để trả lời câu hỏi.
- Cây thân thảo: Hình 2.1A + 2.1C +2.1G
- Cây thân gỗ: Hình 2.1B + 2.1D
- Cây hàng năm: Hình 2.1A + 2.1E
- Cây lâu năm: Hình 2.1B + + 2.1C + 2.1D 2.1G
Câu hỏi
Phân loại cây trồng theo nguồn gốc có ý nghĩa gì đối với trồng trọt? |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 9 để trả lời câu hỏi.
Ý nghĩa của phân loại cây trồng theo nguồn gốc đối với trồng trọt:
Giúp người nông dân trồng các loài cây trồng đúng mùa, đúng thời vụ, trồng các loại cây trồng đạt chất lượng và năng suất tốt nhất.
Câu hỏi trang 10
Luyện tập
Cây trồng thuộc nhóm nguồn gốc nào thích hợp trồng trong vụ đông ở miền Bắc Việt Nam? Vì sao? |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 10 để trả lời câu hỏi.
Cây trồng thuộc nhóm cây ôn đới thích hợp trồng trong vụ đông ở miền Bắc Việt Nam (lúa mì, đậu Hà Lan, su hào,..). Vì các loại cây trồng thuộc nhóm đó thích hợp với khí hậu, đặc điểm thời tiết của vụ đông miền Bắc
Vận dụng
Theo phân loại dựa vào nguồn gốc, các loại cây trồng ở địa phương em thuộc nhóm nào? |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 10 để trả lời câu hỏi.
Cây trồng ở miền miền trung địa phương em (lúa nước, ngô,khoai, cà rốt,..). Vì các loại cây trồng thuộc nhóm đó thích hợp với khí hậu, đặc điểm thời tiết ở địa phương em
Câu hỏi
Phân loại cây trồng theo đặc tính sinh vật học có ý nghĩa gì đối với trồng trọt? |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 10 để trả lời câu hỏi.
Ý nghĩa của phân loại cây trồng theo đặc tính sinh vật học đối với trồng trọt:
Giúp người trồng trọt xác định chu kỳ sống của cây từ đó trồng và phân bố các cây trồng trên đất và theo thời gian một cách hợp lý
Luyện tập
Em hãy kể thêm tên một số loại cây trồng theo từng nhóm phân loại theo đặc điểm sinh vật học. |
Advertisements (Quảng cáo)
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 10 để trả lời câu hỏi.
– Nhóm cây hàng năm: su hào, súp lơ, rau cải, khoai tây, sắn, cây đậu tương, cây lạc, cây hoa hướng dương, dưa hấu, bí xanh, cà chua, ...
– Nhóm cây lâu năm: mận, mơ, sầu riêng, xoài, vải, ổi, cây bạch đàn, hoa sữa, cây hồi, cây lộc vừng, cây bàng,..
Câu hỏi trang 11
Câu hỏi
Phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng có ý nghĩa gì đối với trồng trọt? |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 11 để trả lời câu hỏi.
Phân loại cây trồng theo mục đích sử dụng là cơ sở để người trồng trọt xác định được loại cây trồng phục vụ mục đích sử dụng của mình một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của việc trồng trọt.
Luyện tập
Em hãy kể thêm các loại cây trồng thuộc 10 nhóm phân loại theo mục đích sử dụng |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 11 để trả lời câu hỏi.
- Cây lương thực: lúa nước, khoai tây, lúa mì, khoai lang, cao lương, đại mạch, kê..
- Cây rau: rau muống, su hào, su su, rau ngót, rau cải, bầu, bí, mướp,
- Cây ăn quả: xoài, ổi, mận, táo, cam, lê, nho, ...
- Cây hoa, cây cảnh: hoa huệ, hoa sứ, hoa cúc, hoa nhài, cây kim tiền, cây lộc vừng..
- Cây công nghiệp: hồ tiêu, chè, điều, dừa, mía, cacao, que,..
- Cây dược liệu: sâm ngọc linh, tam thất, củ mài, kim tuyến, hoàng liên chân gà, bình vôi, ba kích,..
- Cây thức ăn chăn nuôi: ngô, cỏ, đậu tương, thân chuối, rau, bèo,
- Cây phân xanh: keo dậu, dong riềng, sắn dây, lục lạc sợi, điên điển, lục bình, dã quỳ, đậu triều,
- Cây cải tạo đất: cây đậu nho nhe; cây đậu xanh; đậu phộng; đậu nành; đậu mèo, đậu kiếm, đậu triều, cốt khí,..
- Cây lấy gỗ: xoan đào, gỗ lim, gỗ bạch đàn, gỗ keo, gỗ gụ, gỗ sồi, gỗ trúc liễu,..
Vận dụng
Hãy xếp các loại cây trồng ở địa phương em vào các nhóm phân loại theo mục đích sử dụng |
Vận dụng trong sách giáo khoa trang 11 để trả lời câu hỏi.
- Cây lương thực: lúa nước, khoai lang...
- Cây rau: rau muống, su hào, su su, rau ngót, rau cải, bầu, bí, mướp,...
- Cây ăn quả: xoài, ổi, táo, cam...
- Cây hoa, cây cảnh: hoa huệ, hoa sứ, hoa cúc, hoa nhài, cây kim tiền, cây lộc vừng..
- Cây công nghiệp: dừa, mía,...
- Cây thức ăn chăn nuôi: ngô, cỏ, đậu tương, thân chuối, rau, bèo,
- Cây phân xanh: keo dậu, dong riềng, sắn dây, lục lạc sợi, điên điển, lục bình, dã quỳ...
- Cây cải tạo đất: cây đậu xanh; đậu phộng; đậu nành,..
- Cây lấy gỗ: xoan đào, gỗ lim, gỗ bạch đàn,..