Trang chủ Lớp 10 SGK Công nghệ 10 - Cánh diều Câu hỏi trang 113 Công nghệ 10 – Cánh diều: Hình thành...

Câu hỏi trang 113 Công nghệ 10 - Cánh diều: Hình thành kiến thức Giá thể trồng cây cần có những đặc điểm gì? Giá thể trồng cây cần có những đặc điểm: Có khả năng giữ...

Kết hợp sách giáo khoa trang 113 để trả lời câu hỏi. Phân tích và giải Kết hợp sách giáo khoa trang 113 để trả lời câu hỏi - Bài 21. Công nghệ trồng cây không dùng đất.

Hình thành kiến thức

Giá thể trồng cây cần có những đặc điểm gì?

Kết hợp sách giáo khoa trang 113 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Giá thể trồng cây cần có những đặc điểm:

- Có khả năng giữ ẩm, hút ẩm nhanh, thấm nước dễ dàng.

- Có khả năng giữ độ thoáng khí

- Có pH trung tính và khả năng ổn định pH.

- Có khả năng tái sử dụng hoặc phân hủy an toàn cho môi trường.

- Có khả năng tạo các lỗ gieo hạt, trồng cây.

- Giá thể phải nhẹ, rẻ và thông dụng.

- Sạch bệnh, không có nguồn nấm bệnh lây nhiễm (vì nó đóng vai trò như một hệ thống dẫn nước và dinh dưỡng đến bộ rễ)

Hình thành kiến thức

Vì sao khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây?

Advertisements (Quảng cáo)

Kết hợp sách giáo khoa trang 113 để trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây vì:

Cây trồng cần chất dinh dưỡng đa lượng và cả các nguyên tố vi lượng để sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Với từng nguyên tố dinh dưỡng khác nhau cây trồng cần với liều lượng khác nhau. Mỗi nguyên tố đều đóng một vai trò quan trọng thiết yếu trong sự phát triển tốt của cây trồng:

- N (đạm):Là thành phần cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

- P (Lân): chất rất cần thiết cho việc trao đổi năng lượng, protein và phân chia tế bào ở cây.

- K (Kali): tăng khả năng hoạt động của khí khổng, chuyển hóa enzym để cây quang hợp và tổng hợp hydrat carbon.

- Mg (Magie): thành phần được dùng để tạo nên chất diệp lục.

- S (Lưu huỳnh): yếu tố dinh dưỡng thứ 4 của cây trồng sau đạm, lân và kali; là chất cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, thúc đẩy quá trình thành thục và chín của quả và hạt; tham gia vào hoạt động trao đổi chất, vitamin và các coenzim A.

- Cu (Đồng): cần thiết cho sự hình thành diệp lục và làm xúc tác cho một số phản ứng khác trong cây; Giúp xúc tiến quá trình hình thành vitamin A cho cây; tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh.

- B (Bo): cần thiết cho sự nẩy mầm của hạt phấn, sự tăng trưởng của ống phấn, cần thiết cho sự hình thành của thành tế bào và hạt giống; đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành protein.

- Fe (Sắt): Là chất có tác dụng tổng hợp và duy trì diệp lục tố.

- Mn (Mangan): thành phần quan trọng cho quá trình hô hấp của cây.

- Kẽm (Zn): Có vai trò quan trọng với việc tổng hợp đạm và hình thành các chất dinh dưỡng trong cây.

- Mo (Molipden): cần cho sự tổng hợp và hoạt động của men khử Nitrat; cần thiết cho việc chuyển hóa Lân từ dạng vô cơ sang hữu cơ trong cây.