Câu hỏi
1. Bản chất của rèn, dập là gì? Ứng dụng công nghệ rèn, dập để chế tạo những sản phẩm gì? 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập 3. Theo em thì công nghệ rèn, dập được sử dụng cho ngành công nghiệp nào nhiều nhất? |
Công nghệ gia công áp lực là công nghệ sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
Rèn, dập là hai công nghệ phổ biến để chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí.
Rèn sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao như: dao, kéo, búa, kìm, vòng bi, tay biên, trục khủy, …
Dập sử dụng khuôn dập và máy búa hoặc máy ép.
Dập nóng chế tạo các chi tiết có dạng hình khối.
Dập nguội để chế tạo các chi tiết có dạng tấm mỏng như: tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,..
1. Bản chất của rèn, dập là sử dụng ngoại lực tác dụng lên vật liệu kim loại có tính dẻo, làm cho nó biến dạng tạo thành sản phẩm (chế tạo phôi cho các chi tiết cơ khí) có hình dạng, kích thước theo yêu cầu.
Rèn sử dụng búa tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng để tăng tính dẻo, tạo ra các chi tiết cơ khí có độ bền cao
Dập sử dụng khuôn dập tác động lên phôi kim loại đã được nung nóng (phôi của dập nguội không cần phải nung nóng).
- Ứng dụng công nghệ rèn để chế tạo những sản phẩm như: dao, kéo, búa, kìm, vòng bi, tay biên, trục khủy, …
- Ứng dụng công nghệ dập để chế tạo những sản phẩm như: các chi tiết có dạng hình khối, tủ điện, vỏ máy, một số chi tiết xe ô tô,..
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa công nghệ rèn và dập
3. Công nghệ rèn, dập được sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất cơ khí bởi vì có năng suất cao, giảm được sự tiêu hao vật liệu.
Câu hỏi
1. Hàn thường được dùng khi nào? Vì sao các kết cấu công trình lớn lại dùng công nghệ hàn? 2. Hãy kể tên các vật được hàn mà em thường thấy trong cuộc sống. |
Công nghệ hàn thường được dùng khi muốn tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.
Công nghệ hàn có ưu điểm là tạo ra được sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn, tạo liên kết bền vững, kín khít.
1. Hàn thường được dùng khi muốn tạo mối liên kết cố định giữa các chi tiết kim loại, bằng cách nung nóng chảy kim loại ở vùng tiếp xúc, sau khi nguội các chi tiết liên kết tạo thành một khối.
Kết cấu công trình lớn lại dùng công nghệ hàn vì công nghệ hàn có ưu điểm là tạo ra được sản phẩm có kích thước từ nhỏ đến lớn, tạo liên kết bền vững, kín khít.
2. Các vật được hàn mà em thường thấy: bồn, khung xe máy, vỏ ô tô, cửa sắt, hàng rào sắt, mối nối điện,…