Hình thành kiến thức
Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại là gì? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 80 để trả lời câu hỏi
Cơ sở khoa học của biện pháp dùng bẫy đèn, bẫy dính để phòng trừ sâu hại: Các loại sâu bọ và côn trùng gây hại cho cây bị thu hút bởi ánh sáng và màu sắc của bẫy đèn và bẫy dính. Dựa trên cơ sở này người ta đã áp dụng để có thể hạn chế và phòng ngừa sâu bệnh
Luyện tập
Hãy mô tả những hoạt động phòng trừ sâu hại trong Hình 15.3 |
Kết hợp sách giáo khoa trang 80 và hình vẽ để trả lời câu hỏi
Mô tả những hoạt động phòng trừ sâu hại trong Hình 15.3:
- Hình 15.3A: dùng bẫy đèn
- Hình 15.3B: dùng bẫy dính để diệt sâu hại
- Hình 15.3C: dùng vợt bắt sâu
Vận dụng
Có thể áp dụng biện pháp cơ giới, vật lý nào để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em? |
Advertisements (Quảng cáo)
Kết hợp sách giáo khoa trang 80 để trả lời câu hỏi
Các biện pháp cơ giới, vật lý có thể áp dụng để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây trồng ở gia đình hoặc địa phương em là: Bẫy đèn, bẫy dính, bẫy mùi, cắt cành bị bệnh, dùng tay, dùng vợt bắt sâu bọ gây hại cho cây trồng,...
Hình thành kiến thức
Theo em, giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm gì? |
Kết hợp sách giáo khoa trang 80 để trả lời câu hỏi
Theo em, giống chống chịu sâu, bệnh phải có những đặc điểm: cấu trúc gen có hệ thống miễn dịch tốt, hình thái tự nhiên có một số đặc điểm như: gái, lớp biểu bì dày, tiết ra một số chất hóa học xua đuổi sâu bệnh, giai đoạn ra hoa,phát triển không trùng với giai đoạn phát triển mạnh mẽ của sâu bệnh,..
Luyện tập
Ở gia đình, địa phương em đã sử dụng những giống kháng sâu, bệnh nào? Mô tả đặc điểm của giống cây trồng đó. |
Kết hợp sách giáo khoa trang 80 để trả lời câu hỏi
- Những giống kháng sâu, bệnh ở gia đình và địa phương em đã sử dụng là: Giống ngô DK6919S
- Mô tả đặc điểm: Trái mập, ngắn, màu sắc đậm, đẹp, cây phát triển và thu hoạch nhanh cho năng suất cao.