Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh diều Bài 11. Nước biển và đại dương Địa lý 10 Cánh Diều:...

Bài 11. Nước biển và đại dương Địa lý 10 Cánh Diều: Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?...

Giải và trình bày phương pháp giải trang 42, ? trang 43, ? trang 44, Luyện tập, Vận dụng, Lý thuyết bài 11. Nước biển và đại dương SGK Địa lí 10 Cánh Diều. Trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương. 2. Giải thích hiện tượng sóng biển. 3. Giải thích hiện tượng thủy triều. Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào...Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?

? trang 42

Giải câu hỏi trang 42

Đọc thông tin, hãy trình bày một số tính chất của nước biển và đại dương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin trong mục “Một số tính chất của nước biển và đại dương”.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tính chất của nước biển và đại dương:

- Độ muối của nước biển và đại dương:

+ Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35‰ và thay đổi theo không gian. Độ muối lớn nhất ở vùng chí tuyến (36,8‰), giảm đi ở xích đạo (34,5‰) và vùng cực (34‰).

+ Trên các đại dương có độ muối lớn hơn những vùng ven biển.

- Nhiệt độ của nước biển và đại dương:

+ Nhiệt độ trung bình năm trên toàn bộ đại dương thế giới là 17,5oC.

+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn mùa đông, giảm dần từ xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.


? trang 43

Giải câu hỏi 1 trang 43

Đọc thông tin, hãy giải thích hiện tượng sóng biển.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin trong mục “Sóng biển”.

Giải chi tiết:

Giải thích hiện tượng sóng biển:

- Gió là nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng biển => hướng và độ cao của sóng phụ thuộc vào hướng và tốc độ gió trên mặt biển, đại dương.

- Ngoài ra, sóng cũng có thể hình thành do động đất, núi lửa,…

Hướng dẫn giải câu hỏi 2 trang 43

Đọc thông tin và quan sát hình 11.1, hãy:

- Giải thích hiện tượng thủy triều.

- Cho biết thủy triều đạt giá trị lớn nhất, nhỏ nhất khi nào. Tại sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin trong mục “Thủy triều” và quan sát hình 11.1 (chú ý vị trí của Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng).

Giải chi tiết:

- Giải thích hiện tượng thủy triều:

Thủy triều là sự dao động của mực nước biển, đại dương trong một ngày do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt trời và lực li tâm khi Trái đất tự quay quanh trục.

- Thủy triều đạt giá trị lớn nhất và nhỏ nhất khi:

+ Thủy triều đạt giá trị lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng.

+ Thủy triều đạt giá trị nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông.

=> Giải thích: Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất lớn nhất (sức hút kết hợp) nên thủy triều lớn nhất, gọi là triều cường. Ngược lại, khi Mặt Trăng, Mặt Trời tạo với Trái Đất một góc vuông -> sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đất nhỏ nhất (triều kém).


? trang 44

Trả lời câu hỏi 1 trang 44

Đọc thông tin và quan sát hình 11.2, hãy trình bày sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin trong mục “Dòng biển” và quan sát hình 11.2.

Giải chi tiết:

Sự chuyển động của dòng biển trên các đại dương:

Advertisements (Quảng cáo)

Chuyển động của dòng biển tạo thành những vòng tuần hoàn trên các đại dương và biểu hiện rõ rệt trong khoảng vĩ độ nhiệt đới, ôn đới ở cả hai bán cầu.

+ Hai bên xích đạo: các dòng biển chảy từ phía đông về phía tây, khi gặp bờ đông các lục địa, bị chuyển hướng về phía bắc (ở bán cầu bắc), phía nam (ở bán cầu nam) và tạo thành dòng biển nóng trên cả hai bán cầu.

+ Khoảng vĩ độ 30° - 40° trên cả 2 bán cầu: các dòng biển chảy về phía đông. Khi gặp bờ tây các lục địa bị đổi hướng về phía nam (ở bán cầu bắc), phía bắc (ở bán cầu nam) và tạo thành dòng biển lạnh ở khu vực xích đạo.

+ Vùng vĩ độ cao (bán cầu Bắc), các dòng biển chuyển động rất phức tạp do phụ thuộc nhiều nhân tố, đặc biệt là hình thái địa hình bờ biển. Vùng vĩ độ cao (bán cầu Nam), dòng biển có hướng ổn định từ tây sang đông.

Đáp án câu hỏi 2 trang 44

Đọc thông tin, hãy lấy ví dụ để phân tích vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin trong mục “Vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội” kết hợp hiểu biết thực tế của bản thân.

Giải chi tiết:

Ví dụ:

Với đường bờ biển dài 3260 km, biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam:

- Các dạng địa hình ven biển đa dạng (các bãi triều rộng, đầm phá, vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ,...) => phát triển nuôi trồng thủy hải sản, xây dựng các cảng biển, du lịch.

- Hệ sinh thái ven biển đa dạng, giàu có => nhiều loài có giá trị kinh tế cao.

- Giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí) và hải sản => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đánh bắt thủy hải sản.


Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 44

Tính chất của nước biển, đại dương thể hiện ở độ muối và nhiệt độ như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức đã học về một số tính chất của nước biển và đại dương.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tính chất nước biển, đại dương:

- Độ muối:

+ Muối biển là thành phần quan trọng nhất, 77,8% là muối na-tri clo-rua.

+ Độ muối trung bình của nước biển, đại dương là 35‰ và thay đổi theo không gian (lớn nhất ở vùng chí tuyến là 36,8‰, giảm đi ở xích đạo là 34,5‰ và vùng cực là 34‰).

+ Độ muối ở đại dương lớn hơn những vùng ven biển.

- Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trung bình trên toàn bộ đại dương thế giới là 17,5oC.

+ Nhiệt độ nước biển, đại dương vào mùa hè cao hơn mùa đông, giảm dần từ vùng xích đạo về vùng cực và theo độ sâu.


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 44

Hãy phân tích một trong các vai trò của biển, đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chọn 1 trong 4 vai trò của biển, đại dương để phân tích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta:

1) Cung cấp tài nguyên sinh vật.

2) Cung cấp tài nguyên khoáng sản.

3) Cung cấp năng lượng.

4) Phát triển các ngành kinh tế biển.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ví dụ: Phân tích vai trò cung cấp tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

- Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất hiện nay đang được khai thác là Nam Côn Sơn và Cửu Long; các bể dầu khí Thổ Chu - Mã Lai và Sông Hồng tuy diện tích nhỏ nhưng cũng có trữ lượng đáng kể => phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.

- Các bãi cát ven biển có trữ lượng titan lớn => nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp.

- Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là ven biển Nam Trung Bộ (do nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có 1 số sông nhỏ đổ ra biển).


Advertisements (Quảng cáo)