Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Cánh diều Câu hỏi 2 trang 63 Địa lý 10: Đọc thông tin và...

Câu hỏi 2 trang 63 Địa lý 10: Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy: Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội đến...

Đọc thông tin trong mục 1 (Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư) và quan sát hình. Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi 2 trang 63 SGK Địa lí 10 - Bài 17. Phân bố dân cư và đô thị hóa.

Đọc thông tin và quan sát hình 17.1, hãy:

- Phân tích tác động của các nhân tố tự nhiên hoặc các nhân tố kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư. Lấy ví dụ minh họa.

- Cho biết các khu vực thưa dân, các khu vực đông dân trên thế giới và giải thích.

Đọc thông tin trong mục 1 (Các nhân tố tác động đến phân bố dân cư) và quan sát hình 17.1.

Tác động của các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phân bố dân cư:

- Tự nhiên: tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự cư trú của con người.

+ Những nơi có khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ,... => dân cư đông đú.

+ Những nơi khí hậu khắc nghiệt, nguồn nước khan hiếm, địa hình cao và dốc, đất đai cằn cỗi,... => dân cư thưa thớt.

Ví dụ: khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư rất thưa thớt do khí hậu lạnh giá khắc nghiệt.

- Kinh tế - xã hội:

+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: quyết định việc phân bố dân cư, làm cho phân bố dân cư chuyển từ tự phát sang tự giác. Phân bố dân cư phụ thuộc chặt chẽ vào tính chất của nền kinh tế.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

+ Lịch sử khai thác lãnh thổ.

Ví dụ: Ở VN, ĐBSH có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn so với ĐBSCL => dân cư ĐBSH đông đúc hơn.

+ Di cư.

Ví dụ: Các luồng di dân lớn trong lịch sử có thể làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục.

- Các khu vực đông dân: Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á, Khu vực Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu, Đông Bắc Hoa Kì, Trung Mĩ, Đông Nam Bra-xin.

Các khu vực thưa dân: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Châu Đại Dương, Bắc và Trung Á, Châu Phi (trừ đồng bằng sông Nin).

=> Giải thích: Sự phân bố dân cư không đều là do sự khác nhau về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội giữa các khu vực. Những khu vực đông dân có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy:

Advertisements (Quảng cáo)

- Cho biết những biểu hiện của đô thị hóa. Lấy ví dụ minh họa.

- Phân tích một trong ba nhóm nhân tố tác động đến đô thị hóa.

Đọc thông tin trong mục 2 (Đô thị hóa) và quan sát hình 17.2.

- Những biểu hiện của đô thị hóa:

+ Mở rộng và phát triển mạng lưới đô thị;

+ Dân cư tập trung ngày càng đông vào các đô thị;

+ Phổ biến ngày càng rộng rãi lối sống đô thị.

Ví dụ: Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị (2009) lên khoảng 36,6% với 802 đô thị (2016).

- Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:

+ Vị trí địa lí: Tạo động lực phát triển đô thị và quy định chức năng đô thị.

Ví dụ: Các đô thị lớn ở Bắc Mỹ như Niu I-oóc, Phi-la-den-phi-a, Lốt An-giơ-let,... đều nằm ở ven biển, nơi có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông vận tải biển nhằm trao đổi, buôn bán với các nước trên thế giới.

+ Điều kiện tự nhiên (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản,...) có tác động:

Bố trí cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Khả năng mở rộng không gian đô thị.

Chức năng, bản sắc đô thị.

+ Điều kiện kinh tế - xã hội (Dân cư, trình độ phát triển kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội,...) có tác động đến:

Mức độ và tốc độ đô thị hóa.

Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, lối sống,...

Quy mô và chức năng đô thị.

Hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

Advertisements (Quảng cáo)