Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Chân trời sáng tạo Bài 36. Địa lý ngành thương mại Địa lý 10 Chân trời...

Bài 36. Địa lý ngành thương mại Địa lý 10 Chân trời sáng tạo: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy...

Hướng dẫn trả lời mục I, ? mục II, ? mục III, Luyện tập, Vận dụng bài 36. Địa lí ngành thương mại SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Nêu vai trò của ngành thương mại. Trình bày đặc điểm của ngành thương mại. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thương mại. 3...

? mục I

Trả lời câu hỏi mục I trang 133

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

- Nêu vai trò của ngành thương mại.

- Trình bày đặc điểm của ngành thương mại.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin mục I và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Vai trò của ngành thương mại

- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.

- Góp phần sử dụng hợp lý các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

* Đặc điểm của ngành thương mại

- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:

+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.

+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.


? mục II

Hướng dẫn giải câu hỏi mục II trang 134

Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành thương mại.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin mục II và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

Sự phát triển và phân bố của ngành thương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, cụ thể là:

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại. Những nơi có vị trí thuận lợi sẽ hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển.


? mục III

Gợi ý giải câu hỏi mục III trang 134

Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nội thương và ngoại thương.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc thông tin mục III và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

* Tình hình phát triển ngành nội thương và ngoại thương

Advertisements (Quảng cáo)

- Nội thương:

+ Hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh.

+ Hàng hóa và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

- Ngoại thương:

+ Hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. Năm 2020, tổng GDP toàn thế giới là 84 578 tỉ USD thì trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường thế giới là 44 139 tỉ USD (chiếm 52,2%).

+ Nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời: Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),…

+ Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ôtô, lương thực và dược phẩm.

* Sự phân bố ngành nội thương và ngoại thương

- Nội thương: diễn ra sôi động ở các nước có nền kinh tế phát triển; các nước kém phát triển hoặc bất ổn chính trị thì hoạt động nội thương bị hạn chế.

- Ngoại thương:

+ Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động thương mại thế giới: Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á.

+ Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc,…


Luyện tập

Giải bài luyện tập trang 136

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, em hãy tính cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới, giai đoạn 2010 – 2020.

Bảng 36. Trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới, giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Công thức tính cán cân xuất, nhập khẩu:

Cán cân xuất, nhập khẩu = Trị giá xuất khẩu – Trị giá nhập khẩu

Answer - Lời giải/Đáp án

Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn thế giới, giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)


Vận dụng

Giải bài vận dụng trang 136

Em hãy cho biết hoạt động nội thương có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương em.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân kết hợp tìm kiếm thông tin trên Internet, sách báo,…

Answer - Lời giải/Đáp án

Hoạt động nội thương có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương em, cụ thể là

- Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân về hàng hóa và các loại hình dịch vụ.

- Tạo ra thị trường thống nhất trong địa phương, góp phần thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ trong địa phương.

- Tạo nên sự độc đáo, khác biệt của địa phương so với những địa phương khác trên cả nước.