Trang chủ Lớp 10 SGK Địa lí lớp 10 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 2c trang 62 Địa lý 10: Dựa vào thông...

Câu hỏi mục 2c trang 62 Địa lý 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày khái niệm đô thị hóa. Đọc thông tin mục a (Khái niệm)...

Đọc thông tin mục a (Khái niệm). Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi mục 2c trang 62 SGK Địa lí 10 - Bài 20. Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới.

Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày khái niệm đô thị hóa.

Đọc thông tin mục a (Khái niệm).

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

Đọc thông tin trong mục b, hãy phân tích các nhân tố tác động đến đô thị hóa.

Đọc thông tin mục b (Các nhân tố tác động đến đô thị hóa).

Các nhân tố tác động đến đô thị hóa:

- Tự nhiên: Các đặc điểm tự nhiên như quỹ đất, địa hình, tài nguyên khoáng sản,… tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho đô thị hóa.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

+ Sự phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển công nghiệp gắn với khoa học – công nghệ.

=> Công nghiệp hóa và đô thị hóa là 2 quá trình song song, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

+ Lối sống, mức thu nhập, trình độ văn hóa, nghề nghiệp,…

+ Chính sách phát triển đô thị => quyết định hướng phát triển đô thị trong tương lai.

Đọc thông tin trong bảng 20.1, hãy phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Đọc thông tin bảng 20.1, phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường theo cả 2 hướng tích cực và tiêu cực.

Advertisements (Quảng cáo)

Ảnh hưởng của đô thị hóa:

Đối với kinh tế:

- Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

=> Đô thị hóa là sự tăng lên nhanh chóng số lượng dân cư trong thành phố => bổ sung lao động cho các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

=> Đô thị hóa luôn gắn liền công nghiệp => cơ cấu kinh tế thay đổi (giảm tỉ trọng khu vực NN, tăng tỉ trọng khu vực CN – XD và DV) => đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

- Tiêu cực: giá cả ở đô thị thường cao.

=> Do nhu cầu lớn về các mặt hàng nên giá cả tăng.

Đối với xã hội:

- Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới.

=> Đô thị hóa với số lượng dân cư tăng lên nhanh chóng => xuất hiện các nhu cầu mới của con người => tạo việc làm mới.

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư.

=> Đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa => đòi hỏi lao động chất lượng cao, có chuyên môn kỹ thuật => người lao động muốn có việc làm cần nâng cao trình độ của bản thân.

- Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng.

=> Do dân số tăng lên nhanh chóng.

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội.

Đối với môi trường:

- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.