Ngày và giờ Mê-hi-cô là bao nhiêu khi Việt Nam là 7 giờ sáng ngày 1-1-2022?
- Xác định múi giờ của Mê-hi-cô và Việt Nam => chênh lệch múi giờ giữa 2 nước.
- Xác định Mê-hi-cô nằm phía đông hay phía tây của Việt Nam => nếu nằm phía đông, có giờ sớm hơn (+); nếu nằm phía tây, có giờ muộn hơn (-).
- Kinh tuyến 180o được coi là đường chuyển ngày quốc tế => nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180o thì lùi lại 1 ngày lịch; nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180o thì tăng thêm 1 ngày lịch.
- Lãnh thổ Mê-hi-cô thuộc 2 khu vực giờ là -6 và -7, Việt Nam múi giờ số 7.
=> Mê-hi-cô cách Việt Nam 13 múi giờ (đối với lãnh thổ thuộc khu vực giờ số -6) và 14 múi giờ (đối với lãnh thổ thuộc khu vực giờ số -7).
- Mê-hi-cô nằm ở phía tây Việt Nam (có giờ muộn hơn) => Việt Nam là 7 giờ sáng ngày 1-1-2022 thì giờ ở Mê-hi-cô là:
+ Phần lãnh thổ thuộc múi giờ -6: (7 + 24) - 13 = 18 giờ (31-12-2021).
+ Phần lãnh thổ thuộc múi giờ -7: (7 + 24) - 14 = 17 giờ (31-12-2021).
Hiện tượng ngày đêm chênh lệch diễn ra như thế nào ở vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới?
Dựa vào kiến thức đã học về hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ.
Advertisements (Quảng cáo)
- Vùng nhiệt đới: quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau.
- Vùng ôn đới: thời gian chênh lệch giữa ngày và đêm lớn.
- Vùng hàn đới: có 6 tháng là ban ngày và 6 tháng là ban đêm.
Hãy cho biết nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất. Hiện tượng mùa khác nhau như thế nào ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
Dựa vào kiến thức đã học về các mùa trong năm.
- Nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất: Do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với hướng trục không thay đổi và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo 1 góc 66o33’.
- Hiện tượng mùa khác nhau ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới:
+ Vùng nhiệt đới: hầu như quanh năm nóng.
+ Vùng ôn đới: một năm chia thành 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông).
+ Vùng hàn đới: hầu như quanh năm lạnh.