Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 - Chân trời sáng tạo Tại sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước...

Tại sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại được quy định trong Hiến pháp...

Đọc thông tin 1 kết hợp kiến thức đã biết, nêu lí do vì sao quốc kì, quốc ca. Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 141 sách giáo khoa Giáo dục công dân (GDCD) lớp 10 – Chân trời sáng tạo - Bài 21. Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị.

Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.

- Tại sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại được quy định trong Hiến pháp.

- Đường lối ngoại giao nhất quán của nhà nước Việt Nam hiện nay được thể hiện như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

- Đọc thông tin 1 kết hợp kiến thức đã biết, nêu lý do vì sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại được quy định trong Hiến pháp.

- Dựa vào thông tin 2, nêu biểu hiện của đường lối ngoại giao nhất quán của nhà nước Việt Nam hiện nay.

- Quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp vì đó là những nội dung quan trọng, đại diện cho một quốc gia, dân tộc.

- Nhà nước ta nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược, "dĩ bất biến ứng vạn biến”; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cùng với đó, chiến lược đối ngoại của Việt Nam đặt trong tổng thể đường lối phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn kết hài hòa, chặt chẽ, có hiệu quả với đường lối, chính sách quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đặt sự phát triển của đất nước vào dòng chảy của thời đại, từ đó xây dựng, triển khai các đường lối, chính sách phù hợp, phát huy tối đa sức mạnh dân tộc, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.