Câu 1
Trình bày đặc điểm và tác dụng của một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường bằng cách hoàn thành bảng
Đọc lại kiến thức về một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường
Loại hiện tượng |
Đặc điểm |
Tác dụng |
Hiện tượng đảo trật tự từ |
Từ ngữ được đảo trật tự so với từ ngữ thông thường. |
Nhấn mạnh, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt |
Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ |
Từ ngữ được cung cấp thêm những khả năng kết hợp mới tạo ra những kết hợp từ vô cùng độc đáo. |
Làm tăng hiệu quả diễn đạt. |
Hiện tượng tách biệt |
Các thành phần câu được tách thành những câu độc lập. |
Nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm xúc |
Câu 2
Tìm hiện tượng đảo trật tự từ ngữ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng của trường hợp này:
Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,
Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra,
Làm giật mình một cô nàng yếm thắm,
Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.
(Anh Thơ, Chiều xuân)
Đọc lại kiến thức về hiện tượng đảo trật tự từ ngữ
Trong đoạn thơ, tác giả đã đảo trật tự của từ “bay vụt” thành “vụt bay”. Ta có thể thấy, bài thơ vần hơn, có tính nhạc hơn, gợi hình gợi cảm hơn diễn tả sự nhanh nhẹn của “lũ cò con” khi bay.
Câu 3
Chỉ ra hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ trong các trường hợp sau và phân tích tác dụng biểu đạt của những cách diễn đạt này.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
Advertisements (Quảng cáo)
b. Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.
(Nguyễn Tuân, Chữ người là lũ)
c. Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,
Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa
(Anh Thơ, Chiều xuân)
Đọc lại kiến thức về hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ
a. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: “bề dày cuộc đời”,
Cuộc đời là một danh từ trừu tượng lại kết hợp với “bề dày” danh từ chỉ độ dày. Cách kết hợp từ này phá vỡ quy tắc kết hợp từ thông thường
b. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ : “ngôi sao chính vị”
c. Hiện tượng mở rộng khả năng kết hợp của từ: “ăn mưa”
Ăn là động từ chỉ hành vi nạp năng lượng bằng thức ăn để duy trì sự sống. Mưa là hiện tượng tự nhiên. Cách kết hợp này nghe không hợp lý nhưng lại rất hợp lý. Nó làm cho lời thơ hay hơn, tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc bởi tính nghệ thuật và sự liên tưởng của nó.
Câu 4
Phân tích hiệu quả của hiện tượng tách biệt trong các trường hợp sau:
a. Cháu nhớ lại lời mẹ ,cúi xuống, mong tìm thấy một đám xác kiến nơi nào đó. Nhưng toàn tro than.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
b. Cháu cõng mẹ lao như bay. Tới bờ rào, cháu không đủ sức vượt. Bên kia, bố cháu trở lại. Bố đưa hai cánh tay bám đầy kiến rướm máu rước mẹ. Cháu leo qua bờ rào mắc chân vào đây kẽm. Giựt không đứt, gỡ không ra.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
c. Từ quốc lộ vào nhà cháu không có đường quy hoạch. Chỉ những lối mòn tùy tiện. Những lối ấy nay rợp tán cây, màu đất bị phủ bởi sắc kiến đen ánh.
(Trần Duy Phiên, Kiến và người)
Đọc lại kiến thức về hiện tượng tách biệt
a.
Hiện tượng tách biệt: Tách “Nhưng toàn tro than” thành một câu riêng, có tác dụng nhấn mạnh nhân vật “cháu” không tìm thấy xác kiến mà toàn thấy tro than của những gì đã cháy 3 hôm trước.
b.
Hiện tượng tách biệt: Tách “giựt không đứt, gỡ không ra” thành một câu riêng, giúp người đọc hình dung ra tình cảnh của cậu bé ấy khi mà bị mắc chân vào dây kẽm. Cậu bị mắc rất chắc, rất khó để gỡ ra
c.
Hiện tượng tách biệt: Tách “Chỉ những lối mòn tùy tiện” thành một câu riêng, giúp người đọc hình dung ra đường vào nhà cậu bé, nó gây ấn tượng cho người đọc bởi sự heo hút, khó tìm của căn nhà trong rừng ấy.