Câu hỏi/bài tập:
Chỉ ra biện pháp tu từ đối và cho biết cách sử dụng biện pháp tu từ này trong các trường hợp dưới đây có gì giống và khác nhau:
a. Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Câu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
Hồn xiêu phách tân biết đâu bây giờ
(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)
b. Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thể biết là tại đâu?
(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)
c. Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,
Lôi thôi bồng trẻ dắt già.
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
(Nguyễn Du, Văn tế thập loại chúng sinh)
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc lại kiến thức về biện pháp tu từ đối
Chỉ ra tác dụng của biện pháp trong từng trường hợp và so sánh
a. Biện pháp tu từ đối “kẻ trước người sau”, “hồn xiêu phách tán → Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ, vừa thể hiện được nỗi bất hạnh riêng của cô hồn.
b. Biện pháp tu từ đối “Sống đã chịu một đời phiền não/ Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,” → Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ, vừa thể hiện được nỗi bất hạnh riêng của cô hồn.
c. Biện pháp tu từ đối “Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,/Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,” “bồng trẻ dắt già”→ Vừa tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho câu thơ, vừa thể hiện cảnh sống lẩn lút, tối tăm của cô hồn, cảnh sống lôi thôi, bấu víu nhau của các cô hồn.
Sự giống và khác nhau:
Đối ở các dòng thơ |
Đối ở các cụm từ |
|
Giống nhau |
Đều góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho dòng thơ, câu thơ. |
|
Khác nhau |
Được sử dụng trong 2 dòng 7 chữ. Ví dụ: Sống đã chịu một đời phiền não/Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,... |
Được sử dụng trong nội bộ các dòng thơ Ví dụ: kẻ trước người sau,... |