Câu hỏi/bài tập:
Lời của nhân vật (phần in đậm) trong các đoạn trích sau đây có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?
a.
Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,
Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.
Trạng nguyên nhân lúc đi qua,
Bày mưu bày chước dạy qua lời này:
Vừa ăn vừa nấu mới hay, ứng tạo
Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao?
(Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tổng Trấn Các Hoa)
Advertisements (Quảng cáo)
b.
Công chúa ren rén thưa liền,
Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê
Cho nên chẳng nấu làm chi,
Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!
(Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tống Trân Cúc Hoa)
Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ nói
Lời của nhân vật trong các đoạn trích đã cho mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. Trong lời thoại có từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ (làm sao, đâu có dám), từ ngữ địa phương (làm chi), những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày (ví dụ: Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao?). Tuy nhiên, vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối bởi vẫn điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày.