Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo Phân tích bi kịch của nhân vật Thuý Kiều được thể hiện...

Phân tích bi kịch của nhân vật Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản...

Chú ý những chi tiết thể hiện bi kịch của nhân vật Thúy Kiều. Giải chi tiết Câu hỏi 4 Sau khi đọc Phần B trang 32 SBT Văn 11 Chân trời sáng tạo - Bài Đọc trang 28 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Phân tích bi kịch của nhân vật Thuý Kiều được thể hiện trong văn bản. Theo bạn bị kịch ấy xuất phát từ nguyên nhân nào; có gì giống và khác với bi kịch mà nàng phải gánh chịu trong các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Chú ý những chi tiết thể hiện bi kịch của nhân vật Thúy Kiều,lý giair nguyên nhân

- Đọc lại các văn bản Trao duyên, Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh và đưa ra so sánh

Answer - Lời giải/Đáp án

- Bi kịch của Thúy Kiều qua văn bản là bi kịch của sự nhẹ dạ cả tin, bi kịch của người xiêu đổ vì đồng tiền, vì vinh hoa, phú quý. Đó cũng là bi kịch của kẻ mắc sai lầm không bao giờ có thể sửa chữa được.

- Bi kịch:

+ Thúy Kiều bị Hồ Tôn Hiến lừa gạt.(do nhẹ dạ cả tin)

+ Hạnh phúc tan vỡ, Từ Hải chết đứng → Thúy Kiều khóc ai oán.

→ Nhận ra sai lầm nhưng không thể sửa chữa → Tưởng như hạnh phúc đã cận kề nhưng Thúy Kiều vẫn rơi vào bi kịch đau đớn, Kiều lại rơi vào vòng xoáy lưu lạc một lần nữa.

- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:

- Kiều nhẹ dạ cả tin. (Nàng thời thật dạ tin người/ Lễ nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu) → Kiều là người có tầm suy nghĩ ngắn, dễ tin người, đặc biệt là lại dễ xiêu lòng trước vinh hoa, phú quý. (hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân).

- Cũng không hẳn xuất phát từ bản chất tính cách nhân vật Thúy Kiều như vậy. Mà do, cô trải qua bao nhiêu cay đắng, tủi hờn, lưu lạc trái ngang nên cũng chỉ mong được yên bình, dựa vào triều đình để yên bề mọi sự → Mong muốn tầm thường → Tuy nhiên, nó lại vô tình dẫn đến bi kịch cho cả 2 con người Từ Hải và Thúy Kiều.

- So sánh với Trao duyên và Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư-Thúc Sinh.

*Khác nhau:

Thúy Kiều mắc lừa Hồ Tôn Hiến

Trao duyên

Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư - Thúc Sinh

Advertisements (Quảng cáo)

Bi kịch của Thúy Kiều

Kiều vì nhẹ dạ cả tin đã khiến cho Từ Hải “chết đứng”, hạnh phúc vỡ tan, Kiều lại rơi vào bi kịch lưu lạc 1 lần nữa.

Bi kịch tình yêu:

Kiều bị rơi vào hoàn cảnh éo le, phải trao duyên cho người em gái của mình (thuyết phục Thúy Vân lấy Kim Trọng).

Bi kịch bị Hoạn Thư đánh ghen, hạ nhục sau khi biết Thúc Sinh có lòng với Thúy Kiều.

Nguyên nhân

Kiều dễ tin người, lại lu mờ vì vinh hoa phú quý mà sự lu mờ này xuất phát từ mong muốn cuộc sống được yên ổn.

Tai họa đổ ập xuống gia đình Kiều, Thúy Kiều hi sinh bản thân, bán mình lấy tiền cứu cha và em.

Do Hoạn Thư yêu Thúc Sinh nhưng phần nhiều là

Do phụ nữ phong kiến bị mắc kẹt trong những hủ tục lạc hậu, xấu xa.

Kết quả

Kiều bị lừa, bị lôi ra than khóc trước thi thể Từ Hải, vừa đau đớn, uất hận, vừa hối lỗi, tự trách.

Kiều trao lại kỷ vật cho Vân trong đau đớn, ý thức được bi kịch tình yêu và thân phận bất hạnh của nàng.

Kiều bị ép phục vụ rượu cho 2 vợ chồng Hoạn Thư nhưng không thể chống cự.

*Giống nhau:

Đều kể về thân phận bạc bẽo, những đau khổ tột cùng của nàng Kiều “tài sắc vẹn toàn” nhưng lại bị xã hội làm tổn thương, bị đẩy đến giới hạn và bị mắc kẹt, phải chấp nhận cuộc sống cô độc, mơ hồ, bất an đầy bất hạnh.

Đều thể hiện tính cách, nỗi lòng và nỗi khổ của Thúy Kiều.

Đều phản ánh hiện thực xã hội phong kiến đầy những bất công, vô nhân đạo.