Câu hỏi/bài tập:
Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn ngắn (khoảng 1.000 chữ) thuyết minh về một bài thơ (ngoài các tác phẩm trong SGK) thể hiện tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ.
Dựa vào những kiến thức đã học để lập dàn ý.
Advertisements (Quảng cáo)
- Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh ngày 15/12/1926, tại thành phố Vinh, Nghệ An, quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh. Trước Cách mạng tháng Tám, ông học trung học ở Hà Nội; năm 1946 gia nhập Trung đoàn Thủ đô; 1950 phụ trách Đoàn văn công quân đội; 1953 - 1954 tham gia các chiến dịch Thượng Lào và Điện Biên Phủ; từ 1954 tiếp tục công tác văn nghệ trong quân đội.
- Bài thơ đầu tiên được biết đến của ông là bài Ngày về (1947). Đó là bài thơ thể hiện ý chí của người chiến sĩ Hà Nội quyết trở về giành lại quê hương bị rơi vào tay giặc Pháp. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chính Hữu hầu như chỉ viết về người chiến sĩ và cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.ông sáng tác ít, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc. Tác phẩm chính là tập thơ Đầu súng trăng treo (1966).
- Bài thơ Đồng chí, sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi Chính Hữu đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Thu đông 1947, đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Nhà thơ kể: "Tôi bị ốm, sốt rét ác tính, nhưng không có thuốc men gì cả. Đơn vị vẫn hành quân và để lại một đồng chí chăm sóc tôi. Không có đồng chí đó có lẽ tôi đã bỏ mạng. Sự ân cần của đồng chí đó khiến tôi nhớ đến những lần đau ốm được mẹ, được chị chăm sóc. Đó là những gợi ý đầu tiên cho bài thơ Đồng chí(Tác giả nói về tác phẩm, NXB Trẻ, 2000). Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết sâu nặng của những người lính cách mạng, phần lớn xuất thân từ nông dân. Bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn.
- Ra đời trong bối cảnh nền văn học mới hình thành được vài năm, Đồng chí là một trong những thành công sớm nhất của thơ ca kháng chiến. Đặc biệt thi phẩm đã góp phần mở ra phương thức khai thác chất thơ, vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị, đời thường, chân thật.