Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài tập 3 trang 4 SBT Văn 11 tập 2 – Kết...

Bài tập 3 trang 4 SBT Văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Thuý Kiều đã trao lại cho Thuý Vân những kỉ vật gì? Từng kỉ vật ấy gắn với kỉ niệm nào của tình yêu?...

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra những kỉ vật Thúy Kiều đã trao cho Thúy Vân. Nhận xét về những kỉ niệm trong những kỉ vật đó. Gợi ý giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 3 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 6. Đọc lại văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15 – 16), đoạn thơ từ câu 735 đến câu 758 và trả lời các câu hỏi...Thuý Kiều đã trao lại cho Thuý Vân những kỉ vật gì? Từng kỉ vật ấy gắn với kỉ niệm nào của tình yêu?

Đọc lại văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15 – 16), đoạn thơ từ câu 735 đến câu 758 và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Thuý Kiều đã trao lại cho Thuý Vân những kỉ vật gì? Từng kỉ vật ấy gắn với kỉ niệm nào của tình yêu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra những kỉ vật Thúy Kiều đã trao cho Thúy Vân. Nhận xét về những kỉ niệm trong những kỉ vật đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

STT

Kỉ vật

Kỉ niệm

1

Chiếc vành

Kim Trọng trao cho Thúy Kiều chiếc vành (xuyên vàng) làm vật đính ước (“Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông”).

2

Bức tờ mây

Nơi Kim Trọng với Thúy Kiều ghi lời thề nguyền

3

Phím đàn

Thúy Kiều đàn trong buổi đính ước cùng Kim Trọng

4

Mảnh hương nguyền

Đêm thề nguyền của Kim Trọng và Thúy Kiều


Câu 2

Tóm tắt nội dung lời Thuý Kiều dặn dò Thuý Vân khi trao kỉ vật.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại văn bản để tóm tắt lại nội dung lời Thúy Kiều dặn dò Thúy Vân khi trao kỉ vật.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi trao kỉ vật cho Thúy Vân, Thúy Kiều đã thể hiện sự gìn giữ, trân trọng của nàng đối với những kỷ vật này, tình yêu nàng dành cho Kim Trọng. Nàng nhắc nhở Thúy Vân dù lên đôi với Kim Trọng cũng đừng quên nàng. Đồng thời, nàng cũng dự cảm về tương lai không lành, rằng mình sẽ phải chết oan, mong em sẽ an ủi linh hồn chị khi chết. Tự nhận mình là người phụ bạc chàng Kim, xin chàng tha thứ trong tâm trạng đầy đau khổ. Trao duyên nhưng không trao được tình, đau khổ vô tận, cao đẹp vô ngần.


Câu 3

Advertisements (Quảng cáo)

Chỉ ra những điểm mâu thuẫn giữa lời Thuý Kiều dặn dò khi trao kỉ vật với lời nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra những điểm mâu thuẫn giữa lời Thúy Kiều dặn dò khi trao kỉ vật với lời nhờ cậy, thuyết phục Thúy Vân.

Answer - Lời giải/Đáp án

Lời nhờ cậy, thuyết phục

Lời dặn dò khi trao kỉ vật

Mâu thuẫn

“Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

‘Duyên này thì giữ, vật này của chung”

Cậy nhờ em chắp mối tơ duyên nhưng vẫn muốn kỉ vật của tình yêu là của “chung”

“Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

“Hồn còn mang nặng lời thề”

Khẳng định nếu em thay chị đền đáp ân tình của chàng Kim, chị dù phải chết vẫn “ngậm cười”, nhưng lại hình dung mình sẽ hiện về như một linh hồn sầu thảm, oan khuất

→ Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lý trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.


Câu 4

Cảm xúc, tâm trạng của Thuý Kiều khi trao kỉ vật cho Thuý Vân có gì thay đổi so với khi thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên? Điều gì dẫn tới sự thay đổi đó?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra sự thay đổi về cảm xúc và tâm trạng của Thúy Kiều khi trao kỉ vật. Từ đó đưa ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Khi thuyết phục Thuý Vân, lời lẽ của Thuý Kiều thể hiện trạng thái tâm lý bình tĩnh, sáng suốt, hoàn toàn làm chủ được cảm xúc nhưng khi trao kỉ vật cho em gái, lời dặn dò lại thể hiện sự bối rối, đau đớn trong trạng thái không còn làm chủ được cảm xúc, lẫn lộn giữa thực tại với tưởng tượng, ảo giác,...

- Sự xuất hiện của những kỉ vật đã dẫn đến những thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều: kỉ vật khơi dậy kỉ niệm; làm trỗi dậy tình yêu, đánh thức nỗi đau; khiến trái tim lên tiếng, lấn át lý trí...


Câu 5

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong câu thơ: “Mai sau dù có bao giờ/ Đốt lò hương ấy so tơ phím này”.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Gợi nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ đối để xác định và phân tích tác dụng trong câu thơ.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Cấu trúc đối (tương đồng) trong câu thơ “Đốt lò hương ấy so tơ phím này” thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối và tình yêu thắm thiết, sâu nặng của Thuý Kiều.

→ Với nàng, những kỷ vật kia là duy nhất, thiêng liêng, vô giá. Nàng mong Thúy Vân xót chị mà chấp nhận mối duyên với Kim Trọng nhưng cũng mong Thúy Vân coi những kỷ vật này là của ba người. Nàng thẫn thờ hình dung đến cái chết của mình, mai sau dù hai người có thành vợ chồng thì cũng hãy nhớ đến người chị này. Người dù có chết thì hồn vẫn giữ nguyên lời thề xưa.

Advertisements (Quảng cáo)