Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài tập 7 trang 7 SBT Văn 11 – Kết nối tri...

Bài tập 7 trang 7 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Tóm tắt nội dung đoạn trích. Đối với bạn việc tóm tắt này dễ hay khó? Vì sao?...

Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra nội dung chính của cả đoạn. Đưa ra nhận xét về khó khăn khi tóm tắt. Giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 7 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 1. Tóm tắt nội dung đoạn trích. Đối với bạn việc tóm tắt này dễ hay khó? Vì sao? Qua đoạn trích bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?...

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Câu 1

Tóm tắt nội dung đoạn trích. Đối với bạn việc tóm tắt này dễ hay khó? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại đoạn trích và đưa ra nội dung chính của cả đoạn. Đưa ra nhận xét về khó khăn khi tóm tắt.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Tóm tắt nội dung chính: Tâm trạng đau khổ dằn vặt của nhân vật Hộ khi phải viết văn bán kiếm tiền, chạy theo xu hướng chứ không vì những giá trị cao cả.

- Theo em việc tóm tắt này khó vì nếu không đọc cả tác phẩm sẽ không hiểu được nhân vật “hắn” này là ai và hoàn cảnh đang như thế nào.


Câu 2

Qua đoạn trích bạn nhận thấy điều gì về việc lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại đoạn trích, nhận xét về lựa chọn điểm nhìn của người kể chuyện.

Answer - Lời giải/Đáp án

Tác giả lựa chọn điểm nhìn linh hoạt giữa người kể chuyện và nhân vật chính. Lời thì là lời của người kể chuyện nhưng lại bộc lộ cảm xúc sâu bên trong của chính nhân vật. Tạo nên sự sinh động, thực tế của câu chuyện.


Câu 3

Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lý do từ đâu? Qua nỗi buồn ấy, bạn đánh giá nhân vật này là người như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Đọc kĩ lại đoạn trích, đưa ra cảm xúc của nhân vật “hắn” và lý do dẫn đến điều đó. Từ đó rút ra đánh giá cá nhân về nhân vật.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nỗi buồn của nhân vật “hắn” có lý do từ việc vì đồng tiền vì gia đình phải sáng tác văn chương theo xu thế, thị trường chứ không mang lại giá trị vốn có.

- Qua đó, em thấy nhân vật vừa là người biết suy nghĩ cho gia đình vừa có sự nghiêm túc với nghề sáng tác văn chương. Có ý thức sâu sắc về việc phải tạo ra giá trị.


Câu 4

Phân tích điều tâm niệm sau đây của nhân vật “hắn” về văn chương: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có…”

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại câu văn về tâm niệm của nhân vật “hắn” và phân tích cụ thể.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Khẳng định và đề cao giá trị của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính là một người phải lao động không ngừng, làm mới mình, tìm ra những đề tài, cách phản ánh hiện thực mới mẻ chứ không thể nào là sự dập khuôn, máy móc, lặp lại chính mình được.


Câu 5

Nhận xét khái quát về hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nhiều kiểu câu trong đoạn trích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ lại toàn bộ đoạn trích chú ý về những kiểu câu sử dụng để khái quát hiệu quả nghệ thuật.

Answer - Lời giải/Đáp án

- Việc sử dụng nhiều kiểu câu – câu hỏi, câu cảm thán, câu trần thuật trong đoạn trích tạo nên sự sinh động, thu hút cho đoạn trích. Từ đó người đọc sẽ đi theo được những dòng cảm xúc của chính nhân vật, đắm mình vào trong nó trọn vẹn.

Advertisements (Quảng cáo)